Không có quy định bắt buộc đối với nữ phải tham gia nhập ngũ. Tuy nhiên, nữ giờ đây có thể đăng ký đi nghĩa vụ nếu đủ tiêu chuẩn.
Nghĩa vụ quân sự đối với nữ ngày càng có nhiều công dân nữ tham gia, với lý tưởng sống cao cả nguyện cống hiến tuổi trẻ cho đời, dựng xây cho đất nước.
1. Nữ có đi nghĩa vụ quân sự không?
Thể hiện tinh thần yêu nước là vốn đáng quý của thanh niên trẻ, vì vậy, không chỉ có thanh niên nam mà nữ thanh niên cũng có quyền tham gia nữ đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Tiêu chuẩn nghĩa vụ quân sự đối với nữ?
Những điều cần biết về nghĩa vụ quân sự đối với nữ
*** Xem thêm: Người tham gia nghĩa vụ quân sự cận thị có phải đi không?
Tuy nhiên, yêu cầu đối với nữ nghĩa vụ quân sự cao hơn, ngặt hơn so với nam. Cụ thể theo Điều 7 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Điều 7. Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
b) Thôi phục vụ tại ngũ;
c) Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
Chiếu theo khoản 2 điều 7 trên, nữ công dân cần có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội.
3. Nữ đi nghĩa vụ quân sự có lợi gì?
Khi tham gia nghĩa vụ quân sự cho nữ, nữ quân nhân được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách như nam giới, ngoài ra, còn có thêm một số quyền lợi như: Được nghỉ 10 ngày phép/năm nếu phục vụ tại ngũ từ tháng 13 trở đi; Được nhận trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm khi xuất ngũ; được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm…( Dựa theo các điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 Nghị định số 27/2016 NĐ-CP về quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ).
Tìm hiểu về nghĩa vụ quân sự đối với nữ
*** Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thắc mắc con 1 có phải đi nghĩa vụ quân sự?
4. Khám nghĩa vụ quân sự nữ như thế nào?
Nữ khám nghĩa vụ quân sự cũng tương tự như nam giới, có 2 vòng khám, nếu qua vòng 1 sơ tuyển thì tiếp tục khám vòng 2.
Vòng 1 khám nghĩa vụ quân sự đối với nữ gồm:
- Kiểm tra thể lực: Đo cân nặng, chiều cao, vòng ngực, xác định chỉ số BMI (nếu cần thiết)
- Khám và phát hiện những dị tật, bệnh thuộc diễn miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đo nhịp tim, đo huyết áp - Khám mắt, đo thị lực: Ở nội dung này, tùy điều kiện kinh tế của các địa phương mà áp dụng các phương pháp, máy móc khác nhau. Ở những nơi có điều kiện thì ở vòng sơ tuyển đã được đo khúc xạ mắt bằng máy. Ở những địa phương khó khăn về điều kiện kinh tế thì chỉ kiểm tra thị lực qua bảng kiểm tra thị lực, thậm chí có những địa phương còn không khám mắt, đo mắt ở vòng sơ tuyển
- Khai thác tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình.
Nữ tân binh ăn trưa cùng đồng đội
Tiếp tới vòng 2, khám chuyên sâu hơn với sự sàng lọc cao hơn đối với nghĩa vụ quân sự nữ.
- Khám thể lực: Khám lại một lần nữa bằng cách đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực và tính chỉ số BMI nếu cần thiết. Người khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần), nữ giới mặc quần dài, áo mỏng.
- Đo nhịp tim, đo huyết áp
- Khám thị lực, đo mắt: Ở phòng khám này sẽ được đo tật khúc xạ bằng máy và kiểm tra thị lực thông qua bảng thị lực
- Khám thính lực, tai – mũi – họng.
- Khám răng, hàm, mặt: Ở phòng khám này, khám khám xem bạn có bị sâu răng hay không, mức độ sâu răng như thế nào…
- Khám nội khoa, tâm thần và thần kinh: Ở phòng khám này, kiểm tra xem bạn có bị ra mồ hôi tay, chân không; mức độ ra mồ hôi như thế nào; các bệnh về cơ, tật về cơ…Và khám lâm sàng các bệnh nội khoa khác
- Khám ngoại khoa, da liễu: ở phòng khám này bạn phải cởi quần áo 100% và khám các chứng bệnh như bệnh trĩ, các bệnh về da liễu
- Phòng xét nghiệm: Ở đây bạn được xét nghiệm máu và nước tiểu. Ai khám đến vòng này thì rất có khả năng là sẽ được thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Trên đây là toàn bộ thắc mắc về nghĩa vụ quân sự đối với nữ. Nghĩa vụ quân sự dành cho nữ luôn tự hào với những thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết, nguyện cống hiến mình vì tổ quốc.