Nước dừa là một loại thức uống tự nhiên chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nhưng khi mắc bệnh tiểu đường, việc sử dụng bất kỳ nước uống nào cũng nên cần cân nhắc kỹ. Cùng tìm hiểu để biết câu trả lời cho bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không.
Nước dừa không chỉ là một thức uống giải khát được nhiều người yêu thích mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của nước dừa chứa đường tự nhiên ít hơn nhiều so với nước ngọt hay nước ép trái cây đóng chai. Nước dừa có magiê, natri, kali giúp cân bằng điện giải tốt cho cơ thể. Trong nước dừa có Vitamin C, các loại vitamin nhóm B giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Nước dừa được lấy từ các loại dừa khác nhau như dừa xiêm, dừa nước có hương vị khác nhau tùy loại tuy nhiên theo khuyến cáo người bị tiểu đường chỉ nên uống nước dừa ở mức vừa phải để theo dõi mức đường huyết.
Người bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không?
Người bệnh tiểu đường có thể uống nước dừa vì nước dừa có dưỡng chất tốt cho người tiểu đường tuy nhiên sử dụng cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh
Lợi ích của nước dừa với người tiểu đường
- Kali và magiê trong nước dừa có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin.
- Nước dừa giúp cân bằng điện giải, phục hồi năng lượng, giảm mệt mỏi, đặc biệt sau khi tập thể dục.
- Nước dừa cung cấp ít calo và đường tự nhiên hơn so với nhiều loại thức uống khác phù hợp cho người bệnh tiểu đường khi uống với lượng vừa phải.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch, nước dừa chứa kali, magiê và các chất điện giải khác giúp giảm huyết áp và hỗ trợ tuần hoàn máu, tốt cho người tiểu đường và hỗ trợ chức năng tim mạch.
- Nước dừa giúp bù nước, giảm nguy cơ mất nước trong trường hợp người bệnh gặp tình trạng mất nước do tiểu nhiều.
- Nước dừa chứa axit lauric giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ chuyển hóa năng lượng.
- Chỉ số đường huyết (GI) của nước dừa rất thấp nên nó sẽ không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi uống.
- Nước dừa chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào trong cơ thể khỏi tổn thương giảm nguy cơ bị mắc các bệnh mãn tính.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Cách điều trị như thế nào?
Lưu ý khi uống nước dừa cho người bệnh tiểu đường
- Người bị tiểu đường cần kiểm soát tổng lượng carbohydrate trong ngày chỉ nên uống với lượng vừa phải (100-150ml/lần) dù lượng đường trong nước dừa thấp để tránh làm tăng đường huyết. Không uống khi đường huyết đang cao vượt mức kiểm soát vì nó có thể làm tăng đường huyết thêm.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên để xem liệu cơ thể phản ứng lên cơ thể như thế nào.
- Tránh thêm đường hoặc phụ gia vì lượng đường cao có thể làm tăng chỉ số đường huyết.
- Chọn nước dừa tươi thay vì nước dừa đóng hộp vì nước dừa tươi thường có ít đường và chất bảo quản. Tránh các sản phẩm nước dừa đóng chai có đường bổ sung.
- Không uống quá nhiều vào bữa ăn chính để tránh ảnh hưởng đến chế độ ăn. Thời điểm tốt nhất để uống là vào buổi sáng hoặc sau khi vận động nhẹ.
- Nước dừa có thể là một lựa chọn tốt cho người bị bệnh tiểu đường nếu được uống vừa phải và đúng cách.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi uống. Người bệnh nên uống khoảng 150ml/lần, không uống quá 1 quả dừa mỗi ngày và không ăn cùi dừa vì nó chứa rất nhiều chất béo bão hòa không tốt cho người bị tiểu đường.
- Kết hợp thực phẩm khác để giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột. Nếu như biết cách sử dụng, nước dừa không chỉ an toàn mà còn hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Tóm lại, nước dừa là một lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường nếu như được sử dụng đúng cách và kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Người bệnh tiểu đường vẫn có thể uống nước dừa vì nó đem lại những lợi ích cho sức khỏe. Bạn chỉ cần lưu ý đến lượng nước dừa tiêu thụ 1 ngày như thế nào cho vừa phải và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Hy vọng những thông tin trong bài viết của smilebuilding.com.vn đã đề cập sẽ giúp bạn có câu trả lời về thắc mắc bị bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không và cần lưu ý những gì khi uống nước dừa để tránh lượng đường huyết tăng cao đột ngột.