Việc kiểm soát chế độ ăn uống không chỉ giúp kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống. Bài viết sẽ giải đáp để bạn đọc được biết bệnh tiểu đường cần kiêng những gì để kiểm soát biến chứng?
Bệnh tiểu đường là một tình trạng mạn tính cần người bệnh phải duy trì để có mức đường huyết ổn định từ đó giảm nguy cơ biến chứng.
Bệnh tiểu đường cần kiêng những gì?
Thực phẩm chứa nhiều đường
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường trong chế độ ăn sẽ duy trì sức khỏe và kiểm soát bệnh tiểu đường. Các loại thực phẩm có đường như nước ngọt có gas, nước trái cây đóng hộp, nước tăng lực, kẹo, bánh ngọt và đồ ăn vặt có thể làm tăng nhanh mức đường huyết, gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Tránh thực phẩm chế biến sẵn
Nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, snack, thức ăn nhanh đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường vì các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm chế biến sẵn thường thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể có thể dẫn đến các vấn đề như thiếu hụt vitamin, rối loạn tiêu hóa và hệ miễn dịch yếu.
Xem thêm: Bị bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không?
Thực phẩm tinh chế và có chỉ số đường huyết cao
Thực phẩm tinh chế và có chỉ số đường huyết (GI) cao như bánh mì tắng, gạo, snack, đồ ngọt, kẹo, bánh sẽ làm lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh chóng, tạo ra sự thay đổi đột ngột trong cơ thể.
Bạn nên tự chế biến các món ăn với nguyên liệu tươi và sử dụng thực phẩm thiên nhiên để duy trì sức khỏe và kiểm soát đường huyết.
Đồ uống có cồn
Rượu, bia, cocktail, hoặc đồ uống có cồn có thể làm tăng đường huyết hoặc gây hạ đường huyết đột ngột. Đồ uống có cồn có thể làm giảm đường huyết nhất là khi bụng đói dẫn đến tình trạng hạ đường huyết chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu.
Hạn chế muối
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc các vấn đề tim mạch nên hạn chế muối và thực phẩm nhiều muối. Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng gánh nặng cho thận làm tình trạng bệnh thận trở nên nghiêm trọng. Bạn nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi, tự chế biến tại nhà vì các thực phẩm chế biến sẵn như thực phẩm đóng hộp, món ăn chế biến sẵn thường chứa rất nhiều muối.
Nguyên tắc chọn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường
Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường rất quan trọng để kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Chọn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường là một phần quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Một chế độ ăn uống duy trì năng lượng, ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường cần tuân theo những nguyên tắc khoa học để kiểm soát đường huyết cân bằng, giàu chất xơ và hạn chế đường. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản:
Ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp
GI (Glycemic Index) là một thước đo tốc độ mà carbohydrate trong thực phẩm làm tăng mức đường huyết sau khi ăn. Việc lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp như ngũ cốc nguyên cám, khoai lang, các loại đậu, rau xanh làm đường huyết tăng chậm hơn, giúp đường huyết tăng dần đều và ổn định.
- Chỉ số GI thấp: Dưới 55
- Chỉ số GI trung bình: 56-69
- Chỉ số GI cao: Trên 70
Ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp là một cách không chỉ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường mà còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp sẽ giúp cung cấp năng lượng ổn định, tránh những cơn mệt mỏi đột ngột do tăng hoặc giảm đường huyết.
Ưu tiên chất xơ
Chất xơ đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể. Chất xơ có trong rau xanh, củ quả ít đường (bí đỏ, cà rốt), trái cây ít đường giúp giảm hấp thu đường và chất béo, cải thiện tiêu hóa.
Chất xơ cũng có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường từ ruột vào máu giúp giảm tốc độ tăng đường huyết sau bữa ăn từ đây người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn. Việc tiêu thụ đủ chất xơ cũng giúp giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch, điều này rất quan trọng với những người đang bị tiểu đường.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Cách điều trị như thế nào?
Hạn chế chất béo xấu, ưu tiên chất béo tốt
Hạn chế chất béo xấu và ưu tiên chất béo tốt là một nguyên tắc quan trọng trong chế độ ăn uống người bệnh tiểu đường. Chất béo xấu như mỡ động vật, bơ, đồ chiên rán, margarine, chất béo tố từ dầu oliu, dầu cá, hạt óc chó, hạt chia, bơ thực vật từ các loại hạt. Chất béo tốt giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp tạo cảm giác no lâu giữ mức đường huyết ổn định lâu dài, giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Chọn protein lành mạnh
Chọn protein lành mạnh là một phần quan trọng giúp duy trì sức khỏe tổng thể, cải thiện chức năng cơ thể và kiểm soát mức đường huyết. Protein giúp cảm giác no lâu hơn và làm chậm quá trình tiêu hóa, không ảnh hưởng lớn đến đường huyết. Chọn protein lành mạnh từ thịt nạc, cá (đặc biệt là cá hồi, cá ngừ), đậu nành, trứng, sữa ít béo giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp duy trì mức đường huyết ổn định và cải thiện sức khỏe tổng thể đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường. Một ngày người bệnh tiểu đường nên chia thành 5-6 bữa ăn bao gồm bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và các bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính giúp duy trì mức đường huyết ổn định và kiểm soát cảm giác no. Các bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính như một ít hạt, sữa chua không đường, trái cây tươi hỗ trợ tiêu hóa và trao đổi chất tốt hơn.
Hy vọng những thông tin bài viết smilebuilding cung cấp đã giải đáp được câu hỏi bệnh tiểu đường cần kiêng những gì để kiểm soát biến chứng và nguyên tắc chọn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường. Nắm bắt được rõ vấn đề liên quan sẽ giúp bệnh nhân bị tiểu đường cải thiện được sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng xấu.