Viêm da cơ địa là một bệnh da mãn tính, thường gặp ở trẻ em từ vài tháng tuổi, là bệnh ngoài da khá phổ biến thường gặp nhiều ở trẻ em. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng gây ngứa làm trẻ khó chịu. Dưới đây là cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em.
Viêm da cơ địa mọi lứa tuổi có thể mắc nhưng xuất hiện trẻ nhỏ ở thời kỳ bú cho đến tuổi đi học. Bệnh quanh năm, tuy nhiên thời tiết chuyển mùa lạnh, hanh khô bệnh xuất hiện nhiều hơn.
Viêm da cơ địa còn được gọi là chàm thể tạng gặp chủ yếu ở trẻ em và có liên quan tới cơ địa dị ứng. Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện khá sớm là một bệnh viêm da tái phát, mãn tính phổ biến ở trẻ trong giai đoạn 3 tháng sau sinh và kéo dài tới khoảng 5 tuổi. Viêm da cơ địa gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tái phát, điều trị lâu dài gây ngứa nhiều có thể làm trẻ mất ngủ ảnh hưởng đến phát triển thể chất của trẻ. Người viêm da cơ địa
Theo thống kê, có khoảng 60% trẻ bị viêm da cơ địa ở trẻ lớn tỷ lệ mắc bệnh chỉ 10%. Có nhiều trường hợp viêm da cơ địa bị tái đi tái lại nhiều lần sẽ biến mất khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành.
Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa
Thông thường, bệnh không gây nguy hiểm nhưng để lâu dài sẽ gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ. Bình thường, da có một lớp hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Nếu khi lớp bảo vệ này bị khô, mất nước, vi khuẩn xâm nhập sẽ làm xuất hiện mụn nước gây ngứa trên da.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em chủ yếu là do di truyền. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ do dị ứng thức ăn (trứng, sữa, cá, đậu tương, bột mì,…), các yếu tố làm bệnh khởi phát gồm chất thải của rệp nhà, len dạ, ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng…
Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em
Về triệu chứng bệnh, trẻ bị viêm da cơ địa Các triệu chứng viêm da cơ địa khá đa dạng và có biểu hiện khác nhau tùy từng bé. Ở giai đoạn cấp tính, biểu hiện bệnh là nổi sẩn và đám sẩn trên da, da bị phù nề, đóng vảy tiết có đám da đỏ,… Bệnh thường ở trán, má, cằm có thể lan ra cánh tay và thân mình.
Giai đoạn bán cấp, triệu chứng bệnh nhẹ hơn, giai đoạn mạn tính, da trẻ có các vết nứt đau, các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, cổ tay, cẳng chân, cổ, gáy, các ngón tay,… Biểu hiện của bệnh phong phú tình trạng khô đỏ hai má ngứa ở những vùng da cọ xát nhiều như cổ, bàn tay chân, các vùng nếp kẽ…
Các triệu chứng gồm những biểu hiện:
- Da khô: Da bé rất khô và dễ gây cảm giác khó chịu.
- Da thô ráp: Vùng viêm da cơ địa ráp sưng do gãi.
- Ngứa: Tình trạng ngứa có thể rất nghiêm trọng
- Các vết sưng nhỏ: có thể nổi sần lên, rỉ dịch và bong tróc
- Da dày lên, nứt nẻ: Da bé dày lên và dễ nứt nẻ.
- Mảng da màu từ đỏ đến nâu xám: viêm da cơ địa có thể xuất hiện mảng da đổi màu ở mặt và da đầu.
Bệnh viêm da cơ địa thường phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi
Viêm da cơ địa nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng như nhiễm trùng ở trẻ em để lại sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng thẩm mỹ sau này. Trường hợp mắc viêm da cơ địa mức nặng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ có thể tác động lên các dây thần kinh. Nếu điều trị không đúng cách trẻ bị viêm da cơ địa kéo dài dai dẳng tới khi trẻ trưởng thành kèm với các biến chứng nguy hiểm như viêm kết mạc mắt, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,…
Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em như thế nào?
Cần điều trị giảm nhanh triệu chứng khô da và viêm da và hạn chế tình trạng tái phát có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc mỡ chứa corticoid để giảm triệu chứng viêm da khi bị viêm đỏ, mụn nước và ngứa. Thuốc chỉ nên dùng trong thời gian khoảng 2 tuần tùy theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên bôi thuốc chứa corticoid ở những vùng da đỏ, bong vảy và ngứa. Đọc kỹ đơn thuốc để dùng mỗi loại thuốc bôi corticoid phù hợp với từng vùng da khác nhau. Để tránh tác dụng phụ không bôi thuốc dành cho vùng da như bàn tay, chân lên vùng da mỏng như da mặt.
Điều trị viêm da cơ địa bằng cây lá dân gian có lưu truyền một số loại thảo dược điều trị viêm da cơ địa như lá trầu không, lá đơn đỏ chè xanh, lá khế có thể sử dụng để tắm cho trẻ. Các loại thảo dược này giá thành rẻ và có công dụng giảm ngứa, hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em hiệu quả. Phương pháp này cần kiên trì sử dụng, phụ huynh nên sử dụng thêm cho trẻ các loại kem dưỡng ẩm theo đơn của bác sĩ để mau đẩy lùi bệnh.
Điều trị viêm da cơ địa bằng Tây y chủ yếu tập trung vào làm dịu da, chống khô da, ngừa viêm da. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một loại thuốc bôi ngoài da hoặc kết hợp sử dụng điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Các loại thuốc bôi thường được sử dụng viêm da cơ địa là:
- Thuốc làm ẩm ngoài da
- Thuốc điều trị chính
- Thuốc điều trị trung bình
- Thuốc điều trị mạnh
- Thuốc đắp
- Thuốc bạt sừng, bong vảy
- Thuốc uống: Nhóm thuốc kháng sinh, Nhóm thuốc corticoid dạng uống, Nhóm thuốc ức chế miễn dịch
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em, cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ phản ứng phụ.
Không nên dùng sữa tắm có xà phòng có hương thơm sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ
Điều trị viêm da cơ địa bằng Đông y tập trung vào quá trình giải độc bằng các bài thuốc được điều chế từ thảo mộc thiên nhiên hiệu quả, an toàn và lành tính. Điều trị viêm da cơ địa bằng các bài thuốc trong Đông y cần sử dụng dưỡng ẩm thường xuyên và duy trì lâu dài. Không nên dùng sữa tắm có xà phòng có hương thơm sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ. Sản phẩm dưỡng ẩm quan trọng trong viêm da cơ địa ở trẻ em
Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Bên cạnh việc điều trị, các bậc phụ huynh cần chú ý giảm nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa ở trẻ:
- Chú ý loại bỏ các yếu tố kích ứng làm cho bệnh nặng lên như bụi, lông súc vật,..
- Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton, mềm dễ thấm hút da của trẻ.
- Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng
- Cha mẹ không nên bôi, tắm cho trẻ bằng các nước lá không rõ nguồn gốc.
- Giữ phòng ngủ của trẻ thoáng mát, sạch sẽ
- Trẻ bị viêm da cơ địa nên tắm bằng những loại sữa tắm dịu nhẹ, có tính chất dưỡng ẩm.
- Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để trẻ có hệ miễn dịch tốt
- Vệ sinh sạch sẽ vùng tã lót của trẻ, tránh hăm da
- Khi cho trẻ uống sữa bột cần theo dõi xem bé có dấu hiệu dị ứng không.
- Bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, Omega-3 cho bé
- Trẻ cần đi khám nếu không cải thiện sau 2 ngày điều trị để được các bác sĩ khám và tư vấn kỹ hơn.