Bệnh trĩ là bệnh lý không quá nguy hiểm đến tính mạng, khiến nhiều người bệnh cảm thấy ngại khi đi khám, Vậy bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào? Hãy cũng theo dõi bài viết và cùng tìm hiểu nhé!
Bệnh trĩ ra máu là gì?
Bệnh trĩ là bệnh thường gặp nhất ở trực tràng hậu môn. Bệnh trĩ ra máu ngay từ trĩ cấp độ 1, xảy ra khá phổ biến ở những bệnh nhân bị trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ ra máu là hiện tượng người bệnh khi rặn đại tiện thấy có máu chảy ra kèm theo phân hoặc trên giấy vệ sinh.
Bệnh trĩ do hình thành những cục thịt mềm (búi trĩ) tại ống hậu môn, viền hậu môn, có thể sờ được hoặc có thể không. Búi trĩ là những đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn chịu những áp lực lớn từ ổ bụng nên bị căng giãn quá mức. Kích thước búi trĩ có thể tăng lên theo tiến triển của bệnh trĩ.
Nguyên nhân bệnh trĩ ra máu
Bệnh trĩ ra máu thường là do vận động mạnh, va chạm mạnh hoặc mót rặn khi đi ngoài phân rắn, khiến búi trĩ ma sát, các thành mạch bị vỡ và gây chảy máu.
Một số nguyên nhân khác của bệnh trĩ gây chảy máu:
-Táo bón, tiêu chảy và đi ngoài nhiều lần trong ngày.
-Thường xuyên căng thẳng trong thời gian đi đại tiện.
-Mắc táo bón mãn tính.
-Sinh hoạt không điều độ, lười vận động.
-Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn đồ dầu mỡ, cay nóng nhiều.
-Uống đồ có cồn: rượu, bia,…
Đọc thêm: Bệnh trĩ không nên ăn gì
Triệu chứng của trĩ chảy máu
Khi đi đại tiện, máu sẽ dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Lượng máu tiết ra có thể nhỏ giọt và nhìn thấy trên bồn cầu. Máu do búi trĩ vỡ thường có màu đỏ tươi. Nếu màu sẫn hơn, người bệnh có thể mắc bệnh về đường tiêu hóa.
Các triệu chứng của trĩ chảy máu:
-Cảm thấy một khối phình ra xung quanh khi vệ sinh hậu môn.
-Khó làm sạch sau đại tiện.
-Ngứa quanh hậu môn.
-Cảm giác căng tức xung quanh hậu môn.
-Vùng hậu môn tiết dịch nhầy gây khó chịu.
Bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ chảy máu nếu thỉnh thoảng mới xuất hiện không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tình trạng chảy máu nếu kéo dài trên 10 phút thì cần áp dụng các biện pháp cầm máu và đi đến viện ngay.
Chảy máu khi đi ngoài ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, gây ám ảnh sợ đi ngoài, dẫn đến việc phân bị cứng, gây táo bón, bệnh trĩ ngày một nặng hơn.
Cách điều trị bệnh trĩ ra máu tại nhà
-Chườm lạnh: dùng khăn lạnh hoặc túi đá ép trực tiếp vào vùng hậu môn để làm giảm tình trạng sưng, viêm. Thực hiện cách này 2 – 3 lần mỗi ngày giúp giảm đau và giảm ra máu khi đại tiện.
-Ngâm hậu môn trong nước ấm: giúp giảm đau và làm giảm kích ứng, ngày 2 – 3 lần.
-Sử dụng khăn ướt: người bệnh trĩ thay giấy vệ sinh thành khăn ướt để dùng để giảm đau rát.
-Không ngồi lâu khi đi vệ sinh: vì ngồi lâu tạo áp lực lên ổ bụng, làm tăng nguy cơ giãn cơ, gia tăng kích thước của búi trĩ và gây chảy máu.
-Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước: giúp mềm xốp phân, giảm táo bón, cải thiện rất nhiều cho bệnh trĩ.
-Tăng cường hoạt động, hạn chế ngồi lâu, tránh đứng nhiều hay ngồi xổm.
-Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đều đặn đúng giờ, không nhịn đại tiện.
-Uống thuốc giảm chảy máu theo chỉ định của bác sĩ, thường là các loại: thuốc Daffon, nhóm Flavonoid,…
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bệnh trĩ ra máu nên đi thăm khám bác sĩ khi gặp các dấu hiệu:
-Đau rát liên tục.
-Chảy máu không ngừng.
-Búi trĩ sa ra ngoài.
-Chảy dịch gây ngứa thường xuyên.
-Đi ngoài phân quá rắn hoặc lỏng, màu sắc phân thay đổi.
-Buồn nôn, chóng mặt, xay xẩm.
Xem thêm: Bệnh trĩ bao lâu thì khỏi
Trên đây là thông tin giải đáp các vấn đề về bệnh trĩ ra máu. Bệnh có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và cách chăm sóc điều trị tại nhà. Nếu không thuyên giảm hãy đến gặp bác sĩ để điều trị sớm đỡ gây tốn kém.