Viêm da cơ địa hay còn có tên gọi là Atopic dermatitis có khá nhiều người mắc phải. Bị bệnh viêm da cơ địa không nên ăn gì? đây luôn là câu hỏi được tất cả bệnh nhân quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!.
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa cũng có thể bị do nguyên nhân lựa chọn và sử dụng những loại thực phẩm không phù hợp. Việc tăng cường bổ sung những thành phần dinh dưỡng cần thiết có thể chống viêm, giảm kích ứng cấp ẩm cho làn da đẩy lùi triệu chứng ngứa da nghiêm trọng. Bổ sung dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, làm lành tổn thương giảm mức độ nghiêm trọng của nhiều triệu chứng khác.
Viêm da cơ địa là bệnh gì?
Viêm da cơ địa hay chàm là bệnh lý biểu hiện là ngứa nhiều và có thể kèm theo mụn nước là tình trạng viêm da tái diễn, kéo dài. Tác nhân trực tiếp gây bệnh vẫn chưa rõ. Bệnh chàm Viêm da cơ địa liên quan đến các tổn thương da do viêm. Viêm da cơ địa là bệnh lý da phổ biến, không có tính lây lan nhưng gây nhiều phiền toái trong cuộc sống nếu kéo dài lâu. Các yếu tố như cơ địa, môi trường sống và các hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể xem là mối liên quan đến sự khởi phát của bệnh viêm da cơ địa. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là khô da, nổi sẩn đỏ viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Đây là tình trạng tổn thương da do quá trình viêm kèm mụn nước khi bệnh tiến triển và kéo dài. Bệnh liên quan đến yếu tố cơ địa, môi trường có thể cùng lúc mắc các bệnh khác như viêm mũi dị ứng ứng thức ăn, mày đay… Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng hiện không được biết rõ.
Bệnh viêm da cơ địa rất phổ biến ở mọi lứa tuổi
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa
Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa nguyên nhân được cho là do quá trình phản ứng của da trên một cơ địa gồm cơ địa dị ứng và tác động của tác nhân kích thích. Chúng ta cần phải biết đâu là nguyên nhân gây ra bệnh để xem nên ăn gì và không nên ăn gì.
- Di truyền nhiều kiểu gen và kèm theo kích thích bên trong.
- Thay đổi miễn dịch.
- Cơ địa dị ứng là một yếu tố góp phần gây ra bệnh
- Da khô do tuyến bã kém hoạt động (dẫn đến sự suy yếu của da).
- Tác nhân kích thích gồm stress, rối loạn chuyển hoá, thay đổi nội tiết.
- Ngoại sinh: Tiếp xúc (thuốc bôi, phấn, son,….)., các loại thực phẩm (như đồ biển, sữa bò, trứng, đậu nành…), do phấn hoa, nấm mốc, bụi lông thú, phấn hoa,…
- Bệnh có liên quan mật thiết đến các tác nhân kích thích có thể là các loại thức ăn.
Khi bị bệnh viêm da cơ địa cần kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm mà nghi ngờ nhất là các loại như đồ biển, tôm, cua, sữa bò, trứng, đậu nành,…
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm da cơ địa
Điều trị viêm da cơ địa để có được kết quả tốt cần tuân thủ tốt các nguyên tắc điều trị. Dùng phối hợp thuốc tại chỗ và thuốc toàn thân cần có sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Nếu có bội nhiễm vi khuẩn trên tổn thương da, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hoặc theo đường uống giảm triệu chứng ngứa. Bệnh nhân có thể làm giảm tần suất tái phát của bệnh bằng cách không sử dụng nước quá nóng, tránh dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh.
Khi bị viêm da cơ địa không nên ăn gì?
- Bệnh nhân cần phải chú ý tránh yếu tố khởi phát bệnh bằng mọi giá.
- Các loại hải sản như tôm, cua,….
- Gluten hoặc lúa mì.
- Cà chua.
- Một số loại hạt.
- Trái cây họ cam quýt.
- Sản phẩm bơ sữa, sữa bò.
- Trứng.
- Thịt bò.
- Thức ăn lên men.
- Đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành.
- Một số loại gia vị (chẳng hạn như vani, đinh hương, quế,…).
- Một số loại thực phẩm phổ biến có nguy cơ làm bùng phát bệnh mà bạn nên kiêng như trà đen, các loại đậu, thịt đóng hộp, đậu hà lan, các loại động vật có vỏ nghêu sò, hạt giống.
- Rượu.
- Cà phê.
- Thuốc lá.
- Khi mắc bệnh nhân cần kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều niken
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có khả năng gây kích ứng dị ứng
- Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân viêm da cơ địa không nên ăn nhiều thịt đỏ thành phần chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể sử dụng thịt gà, vịt thay thế cho thịt bò và thịt heo. Điều trị dự phòng bệnh viêm da cơ địa tái phát mà mục tiêu ưu tiên ngừa dị ứng cho người bị viêm da.
- Tinh bột: Các loại thực phẩm quá giàu tinh bột sẽ tăng các triệu chứng của viêm da cơ địa. Nên thay thế các thực phẩm giàu tinh bột như mì các loại hạt ngũ cốc nguyên cám
- Kẹo: Thực phẩm chứa nhiều đường làm nặng hơn các triệu chứng viêm da
- Chất béo chuyển hoá hay chất béo xấu: được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, gà rán, sanwich, bánh quy bơ có thể thúc đẩy hay làm nặng thêm phản ứng viêm.
- Các chất phụ gia cũng được ghi nhận làm viêm da cơ địa nặng thêm.
- Hải sản như tôm, cua, ghẹ, ngao, mực dễ làm kích thích hệ miễn dịch có thể là tác nhân, dị nguyên gây khởi phát phản ứng dị ứng
- Đồ uống có chất kích thích làm tình trạng viêm da cơ địa nặng lên được ghi nhận làm tăng cảm giác ngứa ở người bệnh.
Người bệnh viêm da cơ địa nên hạn chế nhóm thực phẩm như thịt bò
Viêm da cơ địa nên ăn gì?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra các loại thực phẩm nên ăn khi mắc bệnh viêm da cơ địa là ăn các loại thực phẩm chứa Probiotic như các loại sữa chua làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ sẽ làm tăng khả năng phục hồi cho da. Vitamin A thường có trong các loại rau củ, như cà rốt, đu đủ, giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy hệ miễn dịch. Vitamin B có trong các loại rau xanh hỗ trợ phục hồi da sau tổn thương giúp tái tạo lớp mô biểu bì.
Nhóm thực phẩm hạn chế những tổn thương viêm trong bệnh viêm da cơ địa có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá chép,.. tăng khả năng phục hồi da.
Thực phẩm chứa Kẽm như động vật có vỏ (ốc, hàu, sò, hến), nấm, hạt bí ngô, socola đen,…: giúp làm giảm các triệu chứng trong viêm như sưng, nóng, đỏ da giảm ngứa
Uống đủ nước giúp cấp ẩm cho da từ sâu bên trong tăng cường chức năng giải độc của gan tốt cho hệ tiêu hóa, thận
Những điều cần kiêng trong lối sống
Ngoài chế độ ăn kiêng, người viêm da cơ địa chú trọng tới duy trì lối sống khoa học.
- Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng quá lâu mà không có che chắn.
- Tránh chà xát mạnh vào vùng da bị tổn thương
- Không tắm quá lâu, người bệnh có thể tham khảo một số loại lá tắm chữa viêm da cơ địa
- Không sờ tay lên các vùng da có dấu hiệu viêm da cơ địa
- Không sử dụng quần áo quá bó, chật dễ gây kích ứng như len, lông nhân tạo…