Bệnh trĩ kiêng ăn rau muống không là thắc mắc của rất nhiều độc giả. Hôm nay bài viết sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời nhé.
Bệnh trĩ là gì
Bệnh trĩ là biểu hiện của tình trạng các tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị phồng lên, sưng do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc do các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép thường xuyên. Bệnh trĩ thường gặp phải ở lứa tuổi trung niên, tuy nhiên hiện nay đang có dấu hiệu trẻ hóa do những người trẻ trong độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi do lối sống sinh hoạt không hợp lý, ăn uống thiếu khoa học, hoặc do đặc trưng nghề nghiệp thường xuyên phải ngồi quá nhiều.
Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ, bệnh trĩ được chia làm hai loại chính đó là trĩ nội và trĩ ngoài. Trong mỗi bệnh trĩ nội và trĩ ngoại lại được chia thành nhiều cấp độ ứng với các giai đoạn khác nhau.
- Bệnh trĩ nội: búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn, trên bề mặt của lớp niêm mạc. Khi mới khởi phát bệnh không gây là quá nhiều đau đớn và không thể quan sát bằng mắt thường được. Chỉ phát hiện ra bệnh khi tình trạng trở nên nặng hơn hoặc khi đi thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa.
- Bệnh trĩ ngoại: búi trĩ được hình thành và phát triển ở bên rìa hậu môn, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được búi trĩ. Búi trĩ có thể quan sát được bằng mắt thường và có thể cảm nhận được kích thước của búi trĩ khi sờ nhẹ. Tình trạng chảy máu vùng hậu môn ít xuất hiện ở người mắc bệnh trĩ ngoại nhưng lại làm xuất hiện nhiều cảm giác đau đớn cho người bệnh, đặc biệt khi là ngồi.
Bệnh trĩ kiêng ăn rau muống không
Với câu hỏi bị bệnh trĩ kiêng ăn rau muống không, thì câu trả lời là có. Ăn rau muống có thể giúp bạn đẩy lùi căn bệnh trĩ hiệu quả nhờ những đặc điểm sau:
Xem thêm: Người bệnh trĩ kiêng những gì?
- Trong rau muống có chứa rất nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng, rất tốt cho đường tiêu hóa. Đặc biệt là hạn chế được chứng táo bón – đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho bệnh trĩ nặng hơn. Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ bằng cách ăn rau muống.
- Với những người bị trĩ nặng, có biểu hiện đại tiện ra máu tươi từng giọt thường xuyên dẫn đến tình trạng thiếu máu thì ăn rau muống là một giải pháp hữu hiệu. Vì trong rau muống có chứa một hàm lượng chất sắt cao. Đây là nguồn cung cấp khoáng chất vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành huyết sắc tố, tạo nên các tế bào máu đỏ cho cơ thể chúng ta. Vì vậy, rau muống rất hữu ích với những người mắc bệnh trĩ.
- Rau muống còn chứa rất nhiều hoạt chất tốt hạn chế được nhiều bệnh khác như giải nhiệt, hạ sốt, giải trừ độc tố, phòng chống các chất oxy hóa có hại cho gan, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư ruột – trực tràng, bao tử, da và ung thư vú.
- Đặc biệt, trong rau muống còn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao như nhóm vitamin A, C, protein, canxi, sắt, threonin, valin, leucin,.… nên cũng rất tốt cho người có sức đề kháng kém, mỏi mệt,…
Vì vậy có thể kết luận, rau muống rất tốt cho bệnh trĩ, bệnh nhân trĩ nên ăn rau muống thường xuyên để cải thiện bệnh và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Cách dùng rau muống chữa bệnh trĩ
Có nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng rau muống, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất của loại rau này thông qua đường ăn uống hoặc dùng bã đắp trực tiếp lên búi trĩ. Các cách chữa trĩ bằng rau muống có thể kể đến như:
Dùng nước rau muống chữa trĩ
Bạn có thể chữa trĩ chỉ với 100g rau muống và một ít đường trắng. Đây là cách làm đơn giản, an toàn mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 100g rau muống, 120g đường trắng
- Rau muống luộc lấy nước, phần rau có thể bổ sung vào bữa ăn, phần nước giữ lại
- Nước rau muống đun sôi với 120g đường trắng thành hỗn hợp đặc sánh
- Dùng nước này uống 2 lần/ngày, mỗi lần 100ml
Xem thêm: Bệnh trĩ có chữa được không?
Đắp rau muống chữa bệnh trĩ
Có thể kết hợp đắp rau muống với các phương pháp uống, dùng thức ăn chế biến từ rau muống. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, cần nhặt bỏ lá sâu úa, rửa thật sạch bằng nước muối pha loãng để khử trùng loại bỏ vi khuẩn. Tốt nhất là nên chọn rau nhà trồng để đảm bảo vệ sinh, tránh tình trạng dùng phải rau có chứa thuốc.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm rau muống, rửa sạch, giã nát
- Đắp vào búi trĩ mỗi tối trước khi đi ngủ
- Nên đắp trong 20 phút để các hoạt chất ngấm vào búi trĩ
- Rửa sạch với nước, thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần
Phương pháp này có tác dụng giảm sưng viêm, chống nhiễm trùng hậu môn, rất tốt cho người mắc trĩ ngoại có búi trĩ sa ra ngoài.
Qua những thông tin mà bài viết chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn đọc có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ kiêng ăn rau muống không. Hãy kiên trì áp dụng để có kết quả tốt nhất các bạn nhé.