Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải khi mang thai, gây ra nhiều biến chứng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Lượng đường máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Tuy nhiên, nếu đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, bạn cần phải tiếp tục điều trị với bác sĩ để theo dõi và quản lý lượng đường trong máu. Nếu đang mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 nhưng muốn có con, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang bầu. Nếu bạn không điều trị hay kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ gây nguy hại đến thai nhi.
Xem thêm:
Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ
Bênh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Bác sĩ thường phát hiện bệnh khi kiểm tra mức đường máu trong quá trình sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ. Những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có các triệu chứng sau:
– Thường xuyên cảm thấy khát nước;
– Đi tiểu nhiều hơn bình thường;
– Khô miệng;
– Cảm thấy mệt mỏi.
Một số triệu chứng trên cũng có thể xuất hiện trong quá trình mang thai và không phải là dấu hiệu bệnh điển hình. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu quan ngại về bất cứ triệu chứng nào mình gặp phải.
Có rất nhiều các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, chẳng hạn như nếu bạn:
- Trên 25 tuổi;
- Có người thân mắc bệnh tiểu đường;
- Thừa cân với chỉ số BMI từ 30 trở lên;
- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang;
- Mắc một số tình trạng bệnh lý như không dung nạp được glucose;
- Từng mắc tiểu đường thai kỳ;
- Từng sinh bé có cân nặng lớn.
- Dùng một số loại thuốc như glucocorticoi (đối với bệnh hen xuyễn), thuốc chẹn beta (cao huyết áp hoặc tăng nhịp tim) hoặc các loại thuốc chống loạn thần kinh (các bệnh về tâm thần);
Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
– Ăn uống lành mạnh: chọn những thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Ngoài ra, bạn cần tập trung ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Chú ý đến sự đa dạng của thức ăn để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhưng không ảnh hưởng đến hương vị và dinh dưỡng bữa ăn. Bạn cũng cần chú ý đến quy mô bữa ăn;
– Luôn luôn vận động: đi bộ hàng ngày, đạp xe, bơi lội 30 phút mỗi ngày. Nếu không thể luyện tập trong 30 phút, bạn có thể lựa chọn các khoảng thời gian ngắn hơn;
– Giảm cân trước khi mang thai: giảm cân trước khi mang thai giúp cho quá trình thai kỳ khỏe mạnh. Bạn cần tự động viên bản thân bằng những lợi ích lâu dài khi giảm cân, chẳng hạn như có trái tim khỏe mạnh, nhiều năng lượng hơn và tự tin vào bản thân.
Như vậy bài viết này đã giúp các mẹ bầu giải đáp băn khoăn về bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm thường gặp có thể xảy đến với bất kỳ phụ nữ nào. Do đó, thai phụ cần đi khám thai đúng lịch và lưu ý các triệu chứng thường gặp ở bệnh này để phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi sau này.