Bác Hồ là người đã cho chúng ta một bài học thiết thực về chân lí sống ý nghĩa nhất. Có thể nói cuộc đời và tấm gương đạo đức của Người đã đi vào lịch sử và đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam. Dưới đây là một số sưu tầm tiêu biểu về truyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Smilebuilding giới thiệu tới các bạn truyện ngắn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Những câu chuyện này được in ấn thành sách và phổ biến rộng rãi đến mọi người. Nhằm tuyên truyền, từ đó để mọi người tự nguyện rèn luyện và học tập làm theo tấm gương của Người. Ngoài ra những truyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần tô đậm thêm tình cảm. Giữa tầng lớp nhân dân, đảng viên, văn nghệ sỹ với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Truyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh này là chủ đề sáng tác của nhiều người.

chu-tich-ho-chi-minh-voi-cac-chau-thieu-nhi

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi

Suốt cuộc đời của Bác luôn lấy mình làm gương và thực hiện những điều hay, lẽ phải. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc thiết lập kỷ cương phép nước nhưng cũng rất tình cảm chan hòa với nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gương mẫu chấp hành điều lệ, nghị quyết. Nhờ vậy, Người đã tạo dựng được đội ngũ cán bộ từ Trung ương tới cơ sở. Đã hết lòng vì sự nghiệp chung và đưa Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Những truyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Chiếc áo ấm – Bài học về sự chăm lo của Bác Hồ

Một đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt mưa lâm thâm làm cho khí trời càng thêm lạnh giá. Thung lũng bản Ty co mình lại trong yên giấc, trừ một ngôi nhà sàn nhỏ còn phát ra ánh sáng. Ở đây, Bác vẫn thức, vẫn làm việc khuya như bao đêm bình thường khác. Bỗng cánh cửa nhà sàn hé mở, bóng Bác

hiện ra. Bác bước xuống cầu thang, đi thẳng về phía gốc cây, chỗ tôi đang đứng gác.

– Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không?

– Thưa Bác, vâng ạ!

– Chú không có áo mưa?

Tôi ngập ngừng nhưng mạnh dạn đáp:

– Dạ thưa Bác, cháu không có ạ!

Bác nhìn tôi từ đầu đến chân ái ngại:

– Gác đêm, có áo mưa, không ướt, đỡ lạnh hơn…

Sau đó, Bác từ từ đi vào nhà, dáng suy nghĩ…

Chiếc áo ấm

Một tuần sau, anh Bảy cùng mấy người nữa đem đến cho chúng tôi 12 chiếc áo dạ dài chiến lợi phẩm. Anh nói:

– Bác bảo phải cố gắng tìm áo mưa cho anh em. Hôm nay có mấy chiếc áo này, chúng tôi mang lại cho các đồng chí. Được một chiếc áo như thế này là một điều quý, nhưng đối với chúng tôi còn quý giá và hạnh phúc hơn khi Bác trực tiếp chăm lo, săn sóc với cả tấm lòng yêu thương của một người cha.

Sáng hôm sau, tôi mặc chiếc áo mới nhận được đến gác nơi Bác làm việc. Thấy tôi, Bác cười và khen:

– Hôm nay chú có áo mới rồi.

– Dạ thưa Bác, đây là áo anh Bảy đem đến cho tiểu đội chúng cháu mỗi người một chiếc ạ.

Nghe tôi thưa lại, Bác rất vui. Bác ân cần dặn dò thêm:

– Trời lạnh, chú cần giữ gìn sức khỏe và cố gắng làm tốt công tác.

Dặn dò xong, Bác trở lại ngôi nhà sàn để làm việc. Lòng tôi xiết bao xúc động. Bác đã dành áo ấm cho chúng tôi trong lúc Bác chỉ mặc một chiếc áo bông mỏng đã cũ.

Đáng lẽ chúng tôi phải chăm lo cho Bác nhiều hơn, còn Bác, Bác lại lo nghĩ đến chúng tôi nhiều quá.

Từ đấy, chúng tôi cũng trân trọng giữ gìn chiếc áo Bác cho như giữ lấy hơi ấm của Bác. Hơi ấm ấy đã truyền thêm cho chúng tôi sức mạnh trong mỗi chặng đường công tác.

bac-ho-voi-cac-chien-si

Bác Hồ và các chiến sĩ

Bài học kinh nghiệm:

Câu chuyện Chiếc áo ấm tả lại tình yêu thương ân cần của Bác dành cho những cán bộ phục vụ quanh mình. Dù Bác có bận trăm công nghìn việc nhưng khi thấy các chiến sĩ cảnh vệ gác dưới chân lán bị ướt và lạnh. Bác đã dành cho những cán bộ phục vụ quanh mình tìm áo ấm cho các anh. Chỉ một chiếc áo nhưng đã làm ấm lòng anh chiến sĩ và hàng triệu triệu con tim người Việt. Đó là câu chuyện về truyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Dành cho các cháu

Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng trên có hai phòng, một phòng Bác dùng vào việc, một phòng nghỉ. Còn tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách). Bác có ý kiến:

– Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác một hàng ghế xi măng bao quanh.

Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó. Mỗi lần các cháu đến, các cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo.

Một hôm Bác nói với đồng chí giúp việc:

– Chú xem, khách “tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chú gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh cho các cháu.

Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đi tìm mua một bể nuôi cá đặt tại hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp.

Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Người để dành những mẩu bánh mì làm thức ăn cho cá. Được Bác chăm sóc, ba con cá vàng ngày một lớn và phát triển.

Mùa đông trời lạnh, Bác nói:

– Cá cũng như người, mùa đông phải giữ nhiệt độ đủ ấm. Chú nên làm một chiếc nắp đậy bể cá để bảo đảm độ ấm cho cá một chiếc nắp đậy bể cá để bảo đảm độ ấm cho cá. Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng ngắm bể cá vàng. Những con cá mầu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh, bơi lặn trong bể nước.

Thời gian quý báu lắm

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.

Bác bảo:

-Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.

Bác hỏi:

-Chú đến muộn mấy phút?

– Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

– Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Thời gian quý báu lắm

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:

– Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là truyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gương sáng để chúng ta học tập.

Bài học kinh nghiệm:

– Truyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phía trên muốn nói tới quỹ thời gian của con người có hạn. Thời gian quý hơn vàng, bạc. Vì vậy mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian của mình. Chúng ta càng thấy rõ ý chí quyết tâm của Bác và ý chí căm thù giặc ngoại xâm đã giày xéo lên quê hương đất nước.

Theo Smilebuilding sưu tầm

Rate this post