Tình trạng sa búi trĩ gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hãy tìm hiểu những thông tin về dấu hiệu và nguyên nhân của sa búi trĩ trong bài viết dưới đây.
Sa búi trĩ là gì?
Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài, sa xuống khu vực hậu môn khi người bệnh đại tiện hoặc khi vận động mạnh. Tùy vào mức độ bệnh nhẹ hay nặng mà búi trĩ có thể sa nhiều hoặc sa ít.
Với những bệnh nhân bị trĩ nhẹ có thể chưa thấy cộm, đau và khó chịu. Tuy nhiên, nếu bị nặng, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài, phát triển lớn sẽ khiến bệnh nhân đau đớn mỗi lần đi vệ sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý người bệnh.
Bên cạnh đó, tình trạng sa búi trĩ có thể xảy ra ở cả trĩ ngoại, trĩ nội và cả trĩ hỗn hợp. Trĩ ngoại là khi các búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược. Trĩ nội là khi các búi trĩ hình thành phía trên đường lược, bên trong ống hậu môn. Còn trĩ hỗn hợp là khi trĩ nội và trĩ ngoại cùng xuất hiện và liên kết với nhau.
Nguyên nhân và dấu hiệu của tình trạng sa búi trĩ
Xem thêm: Triệu chứng và cách điều trị bệnh trĩ độ 3 hiệu quả
Những dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ
Người bệnh cần nắm được các biểu hiện sa búi trĩ để có thể phát hiện và điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm. Đó là:
– Khối u: Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của sa búi trĩ đó chính là khối u. Khi búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh có thể sờ được một khối u nhỏ ở hậu môn sau khi đi đại tiện. Ban đầu, khối u sẽ mềm và không gây đau đớn cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể nhẹ nhàng đẩy búi trĩ vào bên trong hậu môn.
– Ngứa hậu môn: Triệu chứng này xảy ra khi búi trĩ bị sa ra ngoài và có dịch tiết ra gây tình trạng viêm quanh hậu môn. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, ẩm ướt ở các vùng da xung quanh hậu môn khi bị trĩ.
– Chảy máu: Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể phát hiện các vệt máu trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu khi đi đại tiện. Đến khi bệnh trở nặng hơn, máu sẽ có thể chảy thành giọt, thành tia với lượng đáng kể và có thể khiến người bệnh bị mất máu.
– Đau, khó chịu: Khi búi trĩ phát triển lớn, người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu cả khi đi đại tiện lẫn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, ngay cả việc đứng lên ngồi xuống cũng khiến bệnh nhân không thoải mái.
Nguyên nhân gây ra tình trạng sa búi trĩ
Tình trạng sa búi trĩ diễn ra do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó một số nguyên nhân chính mà nhiều bệnh nhân gặp phải đó là:
- Việc dùng sức rặn khi đi đại tiện, nhất là trong trường hợp táo bón sẽ làm gia tăng áp lực lên búi trĩ và khiến chúng bị sa ra ngoài.
- Trọng lượng cơ thể dư thừa có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sa búi trĩ. Bởi khi bị béo phì sẽ gây căng thẳng đến các tĩnh mạch trực tràng, tạo điều kiện cho các búi trĩ hình thành và sa xuống bên dưới.
- Quá trình mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ sa búi trĩ. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ mang thai bị mắc bệnh trĩ. Sa trĩ trong thai kỳ sẽ gây ngứa, đau, chảy máu khi đi tiêu và nhiều vấn đề khó chịu khác.
- Một số nguyên nhân khác: Tuổi tác, chế độ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, uống ít nước, lười vận động, ngồi nhiều, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá… cũng đều là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và làm sa búi trĩ.
Nguyên nhân và dấu hiệu của tình trạng sa búi trĩ
Các biến chứng nguy hiểm của sa búi trĩ
Tình trạng sa búi trĩ có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm thường gặp bao gồm:
Nghẹt búi trĩ
Búi trĩ bị sa ra ngoài sẽ ngày càng phát triển, phình to và đến lúc nào đó sẽ không thể đưa trở lại vào trong hậu môn. Điều này gây tắc nghẽn hậu môn, khiến người bệnh khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ đến cơ chế bài tiết và loại thải phân.
Gây tắc tĩnh mạch
Khi búi trĩ phát triển lớn và sa xuống hậu môn có thể sẽ chèn ép các mạch máu, gây cản trở quá trình lưu thông máu. Điều này khiến các tế bào niêm mạc hậu môn không được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể làm hậu môn bị hoại tử và thậm chí biến chứng thành ung thư trực tràng.
Hoại tử búi trĩ
Khi bị sa trĩ, vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt do dịch nhầy tiết ra. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và phát triển, từ đó gây viêm nhiễm hậu môn và có nguy cơ hoại tử. Trường hợp búi trĩ sưng to, chuyển màu nâu đỏ hoặc xám đen khả năng cao là dấu hiệu của hoại tử.
Gây mất máu
Khi búi trĩ sưng tấy khiến người bệnh chảy máu mỗi khi đại tiện. Tình trạng sa búi trĩ và đi ngoài ra máu tươi kéo dài sẽ khiến cơ thể người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Người bệnh dễ bị hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, da xanh xao, hay ốm vặt, sức khỏe suy giảm…
Nhiễm trùng máu
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của sa búi trĩ là nhiễm trùng máu. Khi búi trĩ lớn có thể gây ra tình trạng nứt hậu môn và áp xe hậu môn. Từ đó vi khuẩn gây bên thông qua các vết nứt và rách xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng, điều này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sa búi trĩ khác nhau. Nếu triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách ăn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và collagen, uống nhiều nước. Bên cạnh đó chườm mát giảm đau, tăng cường vận động và loại bỏ các thói quen làm tăng áp lực vùng trực tràng – hậu môn để giúp cải thiện vấn đề.
Tuy nhiên, nếu búi trĩ sa ra ngoài gây đau đớn hoặc chảy máu, bệnh nhân sẽ cần can thiệp điều trị bằng các phương pháp y khoa. Tùy vào đặc điểm phân loại và cấp độ trĩ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.