Cuộc sống

Giải đáp thắc mắc con 1 có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Chưa có quy định nào chính thức đưa ra con một không phải đi nghĩa vụ. Vì vậy, con 1 có phải đi nghĩa vụ quân sự trong trường hợp đủ điều kiện bình thường. Hãy theo dõi bài viết dưới đây đủ biết thêm chi tiết.

1. Nhà con 1 có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Nhiều người còn thắc mắc, mơ hồ giữa nghĩa vụ và quyền lợi của con 1 trong gia đình. Nhập ngũ thời bình, không còn là điều quá đáng lo ngại bởi lính tráng nhập ngũ là rèn luyện nhiều hơn chiến đấu.

Tuy nhiên, nhiều gia đình bao bọc con cái quá kỹ càng, tới khi đến tuổi gọi con đi nhập ngũ, cha mẹ lại tất tả tìm cách thoái thác cho con.

Hãy nhớ, đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân, và công dân nam tới tuổi nhập ngũ cần nghiêm túc thực hiện vì tổ quốc, vì xã hội cộng đồng.

Nhà con 1 có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

*** Có thể bạn quan tâm: Trốn nghĩa vụ quân sự phạt bao nhiêu tiền? Xử lý ra sao?

Câu trả lời cho thắc mắc trên, con 1 vẫn đi nghĩa vụ quân sự nếu không thuộc trường hợp đặc biệt. Dẫn chứng dựa theo Nghị định số 38/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ như sau:

2. Các trường hợp được hoãn, miễn gọi nhập ngũ

Tạm hoãn nhập ngũ

Điều 3. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ

Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

1. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.

2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.

3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.

5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.

6. Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.

7. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.

Giải đáp thắc mắc con 1 có phải đi nghĩa vụ quân sự?

*** Xem thêm: Những điều cần biết về nghĩa vụ quân sự đối với nữ

8. Cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên.

9. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm:

a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;

b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề;

c) Trường cao đẳng, đại học;

d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

10. Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của  tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên.

11. Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Miễn nhập ngũ

Nhập ngũ – Nghĩa vụ của công dân Việt Nam

Điều 4. Miễn gọi nhập ngũ

Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

1. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1.

2. Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ.

3. Một con trai của thương binh hạng 2.

4. Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.

Đối chiếu với các điều khoản quy định trên, nếu không rơi vào trường hợp đặc biệt, con 1 có phải đi nghĩa vụ quân sự như các công dân khác.

Rate this post
Gia Linh

Share
Published by
Gia Linh

Recent Posts

Hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM 2024 gồm những gì?

Mùa tuyển sinh 2024 đang đến rất gần và hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng…

6 ngày ago

Đại dịch thổ là gì? – Giải mã ý nghĩa theo góc nhìn phong thủy

Theo phong thủy tùy thuộc vào mỗi mệnh niên sẽ có những yếu tố khắc…

8 tháng ago

Điểm danh các trường Cao đẳng có khóa tiếng Hàn TPHCM hiện nay

Bạn đang muốn theo đuổi ước mơ chinh phục tiếng Hàn, băn khoăn về địa…

12 tháng ago

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Bệnh tiểu đường có lẽ không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta.…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Cách điều trị như thế nào?

Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh này…

1 năm ago