U tụy là một danh từ chung chỉ các bệnh lý thuộc dạng u của tuyến tụy. Vậy thực chất bệnh u tụy là gì? Các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về tuyến tụy
Tuyến tụy là một cơ qan hình lá tạo ra các enzyme tiêu hóa và hormone như insulin. Tuyến tụy nằm ở vị trí bụng cao, gần các động mạch và tĩnh mạch chính. Tuyến tụy có ba phần: đầu, đuôi và thân tụy. Tụy có 2 chức năng chính nằm ở tụy nội tiết và tụy ngoại tiết.
– Tụy nội tiết: tiết ra hormone Insulin và Glucagon đi thẳng vào máu để tham gia quá trình chuyển hóa Glucose của cơ thể.
– Tụy ngoại tiết: tiết ra men tụy đổ vào tá tràng giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Khối mô chính của tụy là mô tụy ngoại tiết, đảm nhiệm chức năng tụy ngoại tiết.
Bệnh u tụy là gì?
Bệnh u tụy được chia là 2 loại: U tụy lành tính và U tụy ác tính.
U tụy lành tính
– U tụy bẩm sinh: Là những khối u có cấu trúc như truyến tụy do hậu quả của sự rối loạn phát triển của mầm tụy. U có thể nằm ở những vị trí khác nhau trong ổ bụng, thường ở lớp hạ niêm mạc (75%) của đường tiêu hóa.
– Nhẫn tụy: có thể là một nhẫn tròn khép kín hoặc không kín, ôm lấy tá tràng gây chít hẹp, gây hội chứng tắc ruột hoặc kèm tắc mật.
– U nang tụy: túi nang giống như chất lỏng trên hoặc bên trong tuyến tụy.
U tụy ác tính: Ung thu tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy là những tổn thương ác tính xuất phát từ bất kỳ thành phần nào của mô tụy, bao gồm các tế bào của mô tụy ngoại tiết, tế bào tụy nội tiết (tế bào đảo Langerhans) và các tế bào thuộc mô liên kết của tụy.
Trên 95% ung thư tụy có nguồn gốc từ mô tụy ngoại tiết (gồm tế bào biểu mô ống tụy, tế bào “acinar”, tế bào mầm, …) trong đó khoảng 85% là xuất phát từ tế bào biểu mô ống tụy ngoại tiết; còn lại ung thư xuất phát từ tế bào tụy nội tiết và của mô liên kết rất hiếm gặp.
Bệnh đứng thứ 2 trong các nguyên nhân gây tử vong của ung thư đường tiêu hoá, sau ung thư đại trực tràng và đứng hàng thứ 4 gây tử vong trong các loại carcinom. Hay gặp ở nam hơn ở nữ (1,5/1) thường ở tuổi trung niên, hiếm gặp ở < 45 tuổi.
Đọc thêm: bệnh trĩ nặng
Nguyên nhân gây bệnh u tụy là gì?
Ung thư tụy có nguyên nhân chính xác là gì thì cho đến nay vẫn không được làm rõ. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố, nguyên nhân có liên quan tới cơ chế bệnh sinh của u tụy:
– Di truyền: Khoảng 10-15% ung thư tụy có liên quan tới yếu tố di truyền.
– Bệnh lý mãn tính ở tụy: một số bệnh lý làm tăng nguy cơ u tụy như: đái tháo đường, viêm tụy mạn, bệnh xơ nang tụy.
– Yếu tố môi trường: hút thuốc lá, béo phù, ít hoạt động thể lực hay nghiện rượu.
Các triệu chứng bệnh u tụy là gì?
Giai đoạn đầu, ung thư tuyến tụy thường không gây ra các triệu chứng. Khi bệnh tăng lên, triệu chứng lâm sàng khá đa dạng, thay đổi tùy theo vị trí khối u và mức độ lan rộng của nó.
Các triệu chứng thường gặp bệnh u tụy gồm:
– Đau bung: Có đến 80% bệnh nhân u tụy ác tính gặp phải triệu chứng đau vùng bụng trên âm ỉ, cơn đau có thể kéo dài và lan rộng đến cả vùng lưng. Theo thời gian, khi u phát triển càng lớn, cơn đau càng nghiêm trọng hơn và có xu hướng nặng hơn vào ban đêm. Triệu chứng ban đầu thường chỉ đau thoáng qua vùng thượng vị nên dễ nhầm với viêm dạ dày.
– Hội chứng tắc mật: vàng da, nước tiểu sẫm màu. Khi có triệu chứng này, bệnh có thể đã tiến triển nặng nguy hiểm, triệu chứng khác đi kèm thường là: phân bạc, vàng mắt, rối loạn tiêu hóa,…
– Chán ăn: Khi bị u đầu tụy ác tính tiến triển, dạ dày chịu áp lực do khối u lớn chèn ép cùng nên người bệnh cũng thường ăn không ngon miệng, mất cảm giác thèm ăn.
– Suy nhược, sụt cân: là kết quả của tình trạng chán ăn, ăn ít, rối loạn tiêu hóa kéo dài do u đầu tụy ác tính. Bên cạnh đó còn sụt cân do khối u, nếu sụt cân hơn 5% tổng trọng lượng cơ thể trong chưa đến 6 tháng thì đây là một dấu hiệu đáng lưu tâm.
– Nôn: Buồn nôn cũng là triệu chứng của ung thư tuyến tụy khi enzyme tiêu hóa mà tuyến tụy tạo ra bị gián đoạn, quá trình tiêu hóa thức ăn cũng bị ảnh hưởng.
Xem thêm: bệnh trĩ độ 3
Các phương pháp điều trị ung thư tụy
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn ung thư cũng như thể trạng của người bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được khuyên nên kết hợp nhiều lựa chọn điều trị.
Hiện nay có các lựa chọn điều trị ung thu tụy như sau:
– Phẫu thuật: Đây là việc cắt bỏ khối u tuyến tụy, phương pháp này không được chỉ định cho ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối, khi ung thu đã di căn tới các bộ phận ngoài tuyến tụy.
– Xạ trị: Là việc sử dụng các tia X và các chum tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
– Hóa trị liệu: sử dụng các hóa chất (thuốc chống ung thư) để tiêu diệt tế bào ung thư và giúp ngăn chặn sự phát triển của chúng trong tương lai.
– Liệu pháp miễn dịch: Là việc sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và nhắm mục tiêu ung thư.
– Liệu pháp nhắm mục tiêu: dùng thuốc và kháng thể để nhắm mục tiêu riêng lẻ các tế bào ung thư nhưng không gây hại cho các tế bào khác.
Trên đây là tổng hơp thông tin giải đáp về bệnh u tụy là gì. Mong rằng qua bài viết các bạn có thêm kiến thức về căn bệnh. Và bởi triệu chứng của bệnh u tụy thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, vậy nên nếu sức khỏe bạn gặp dấu hiệu bắt thường hãy nhanh chóng đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn cụ thể.