Categories: Sức khỏe

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ làm sao hết?

Trĩ là một bệnh khá phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy điều trị bệnh trĩ làm sao hết? Hãy tìm hiểu về nguyên nhân và phương pháp chữa trị của bệnh này trong bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới, tương tự như chứng giãn tĩnh mạch chân. Theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, trĩ là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh thuộc về đại trực tràng ở nước ta với tỷ lệ 35 – 50%. 

Bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh có thể phát triển bên trong trực tràng gọi là trĩ nội hoặc dưới da xung quanh hậu môn gọi là trĩ ngoại.

Trĩ nội: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện từ phía trên đường lược (là đường hình răng cưa, ranh giới giữa lớp trong cùng của hậu môn và trực tràng). Vì nằm bên trong trực tràng nên ở giai đoạn sớm người bệnh không thể nhìn thấy và chỉ phát hiện khi đi tiêu ra máu. Khi trĩ to lên, bệnh nhân đi tiêu sẽ lòi trĩ.

Trĩ ngoại: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược và nằm bên dưới lớp da của hậu môn. Trĩ ngoại có thể nhìn thấy, sờ thấy và khiến người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu do vùng tổn thương tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như trang phục, ghế ngồi.

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ làm sao hết?

Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu của tình trạng sa búi trĩ

Dựa vào sự tiến triển của trĩ nội, bác sĩ có thể phân các cấp độ của bệnh trĩ nội như sau:

  • Trĩ độ 1: Ở giai đoạn đầu, búi trĩ vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn và chưa bị lòi ra ngoài.
  • Trĩ độ 2: Búi trĩ lòi ra ngoài khi đi đại tiện và có thể tự chui vào sau đi tiêu.
  • Trĩ độ 3: Búi trĩ lòi ra ngoài khi đi tiêu và cần phải dùng tay đẩy vào sau khi đi tiêu.
  • Trĩ độ 4: Đây là giai đoạn trĩ nặng, búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài ngay cả khi người bệnh không đi tiêu, như khi ngồi xổm, đi lại nhiều hoặc làm việc nặng. Lúc này, trĩ gây nhiều khó khăn cho việc đại tiện và sinh hoạt.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Người bị bệnh trĩ có thể các triệu chứng như sau:

  • Đi tiểu có lẫn máu, ra máu nhưng không đau bụng hoặc các triệu chứng hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón. 
  • Cảm giác hậu môn đau, rát khi rặn đi tiêu. Đặc biệt là khi táo bón kéo dài và tình trạng đau rát khi đi tiêu ngày càng tăng hơn.
  • Ống hậu môn đau nhức có dấu hiệu sưng tấy và khó đi tiêu.
  • Khó chịu khi ngồi ghế hoặc nằm ngửa.
  • Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn có thể cảm nhận được khi ngồi hoặc đau khi cọ sát với quần áo.
  • Triệu chứng bệnh trĩ mà nhiều người lầm tưởng giun kim là ngứa hậu môn ở giai đoạn đầu của bệnh khi búi trĩ chưa lớn. 

Những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ

Nguyên nhân bị bệnh trĩ có thể xuất phát từ các yếu tố, nguy cơ như:

  • Uống nước ít. Chế độ ăn uống thiếu rau xanh, chất xơ khiến bị bón lâu ngày dẫn đến táo bón mạn tính.
  • Thường xuyên ngồi liên tục nhiều giờ và ít vận động khiến máu không thể vận hành từ hậu môn về tim theo tĩnh mạch.
  • Thói quen rặn bằng lực mạnh khi đi đại tiện.
  • Ăn nhiều đồ ăn cay nóng tác động đến hệ thống tĩnh mạch.
  • Mắc bệnh béo phì hoặc phụ nữ mang thai hạn chế khả năng trao đổi chất cũng như thường mắc bệnh táo bón.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn không an toàn.
  • Có bệnh lý u đường hậu môn, trực tràng, tử cung…

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ làm sao hết?

Xem thêm: Thuốc Alpha choay là thuốc gì? Thông tin hữu ích cho người bệnh

Tìm hiểu về bệnh trĩ làm sao hết?

Điều trị tại nhà

Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh trĩ, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, hướng dẫn chế độ ăn uống và điều trị theo toa thuốc tại nhà trong trường hợp trĩ nhẹ. Cụ thể:

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm khó tiêu, cứng, cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ.
  • Bổ sung các loại trái cây, rau củ quả có nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày.
  • Vệ sinh hoặc ngồi chậu nước ấm ngày 2 – 3 lần trong vòng 15 – 20 phút để vệ sinh hạn chế nhiễm trùng gây viêm, lở loét hậu môn.
  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống để cải thiện tình trạng tuần hoàn máu và hạn chế tắc nghẽn mạch máu.
  • Vận động nhẹ nhàng và không nên mặc trang phục bó sát. Nên mặc quần thoáng mát dễ vận động.
  • Nếu đau có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị can thiệp tại bệnh viện

Đối với tình trạng trĩ nặng, người bệnh cần phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật để loại bỏ búi trĩ, đồng thời điều trị bằng thuốc kê đơn tại bệnh viện. Các phương pháp như:

  • Chích xơ là phương pháp làm teo búi trĩ bằng cách sử dụng hóa chất y khoa để làm khô mô trĩ. Trong vòng 7 – 10 ngày, búi trĩ sẽ teo dần và tự rụng.
  • Thắt dây cao su là phương pháp thường được áp dụng cho các bệnh nhân trĩ nhẹ. Bác sĩ sẽ thắt dây cao su tại gốc búi trĩ để ngắt mạch máu tại vị trí đó. Sau 1 tuần búi trĩ sẽ khô và tự rụng khỏi hậu môn.
  • Phẫu thuật cắt và treo búi trĩ bằng phương pháp longo sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng đau và rút ngắn thời gian phục hồi sau phẫu thuật. 
  • Phẫu thuật cắt trĩ mở là phương pháp cắt trĩ kinh điển thường áp dụng cho những ca trĩ phức tạp và có nhiều biến chứng như sa nghẹt, tắc mạch. Phương pháp này giúp xử lý sạch sẽ các búi trĩ nên sẽ tạo thành vết thương hở tại hậu môn. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật khoảng 2 – 4 tuần để có thể vận động sinh hoạt bình thường.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ làm sao hết.

Rate this post
Phương

Share
Published by
Phương

Recent Posts

Hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM 2024 gồm những gì?

Mùa tuyển sinh 2024 đang đến rất gần và hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng…

3 ngày ago

Đại dịch thổ là gì? – Giải mã ý nghĩa theo góc nhìn phong thủy

Theo phong thủy tùy thuộc vào mỗi mệnh niên sẽ có những yếu tố khắc…

8 tháng ago

Điểm danh các trường Cao đẳng có khóa tiếng Hàn TPHCM hiện nay

Bạn đang muốn theo đuổi ước mơ chinh phục tiếng Hàn, băn khoăn về địa…

12 tháng ago

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Bệnh tiểu đường có lẽ không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta.…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Cách điều trị như thế nào?

Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh này…

1 năm ago