Bệnh trĩ là do sự giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch trĩ trên và trĩ dưới, gây nên bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh gây nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh như chảy máu, đau rát, sa búi trĩ và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tư vấn triệu chứng và cách điều trị bệnh trĩ độ 3 hiệu quả, mời các bạn đón đọc!
Tìm hiểu về trĩ độ 3
Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến tùy vào mỗi trường hợp bệnh nhân mà mức độ nghiêm trọng khác nhau như thế nào. Về cơ bản trĩ có hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là hiện tượng búi trĩ hình thành trong ống hậu môn và trực tràng. Trĩ ngoại là dạng trĩ được hình thành ở bên ngoài hậu môn, có thể là gần vị trí cửa hậu môn.
Trong trĩ độ 3, các búi trĩ không thể tự mình thụt vào mà cần phải dùng tay đẩy lên mới được. Vì vậy búi trĩ rất dễ bị trầy xước gây viêm, nếu kích thước búi trĩ quá to có thể làm tổn thương niêm mạc (nơi các nếp gấp) gây nứt kẽ hậu môn kèm theo hiện tượng dỉ dịch nhờn.
Với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị hoại tử, viêm nhiễm toàn bộ hậu môn ngay tại thời điểm trị độ 3. Bên cạnh cảm giác đau rát, khó chịu, nhức nhối do viêm loét còn có thể kèm theo hiện tượng sốt cao, đi tiểu khó.
Nguyên nhân gây trĩ nội là gì?
Một số nguyên nhân gây trĩ nội:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh như không ăn chất xơ, ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ chiên rán,… gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiêu hóa, nhất là thói quen đi đại tiện và chính là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ.
- Do tính chất công việc phải ngồi quá nhiều, ngồi liên tục nhiều giờ như thợ may, nhân viên văn phòng,… Thói quen ngồi nhiều và không vận động ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến các tĩnh mạch, khiến cho những tĩnh mạch này sưng phồng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Các trường hợp bị tiêu chảy và táo bón lâu ngày khiến người bệnh thường xuyên phải rặn làm cho thành ruột bị co thắt và gây áp lực lên các tĩnh mạch ở phần hậu môn.
- Ngoài ra trĩ có thể xảy ra ở đối tượng như phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, người thừa cân, béo phù.
Đọc thêm: Mách bạn cách nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ nặng
Bệnh trĩ độ 3 nguy hiểm như thế nào?
- Biến chứng ở bên ngoài, do ma sát, dẫn đến trầy xước, viêm loét hậu môn, ngứa hậu môn, đau rát là khó tránh khỏi.
- Cản trở sự lưu thông máu ở tĩnh mạch làm sưng phồng búi trĩ, cùng với viêm loét vùng hậu môn có thể dẫn đến hoại tử.
- Thiếu máu trầm trọng do đi đại tiện thường xuyên mất đi lượng máu lớn, gây ra chóng mặt, choáng váng, da xanh xao, đi đứng không vững, mệt mỏi,…
- Nghẹt búi trĩ có thể khiến búi trĩ sa ra ngoài mà không đẩy vào trong, từ đó có thể dẫn đến tình trạng nghẽn mạch, tắc mạch.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, đời sống tình cảm vợ chồng,…
Trĩ độ 3 có cần phẫu thuật không?
Bệnh trĩ độ 3 là giai đoạn bệnh nặng. Nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Và việc dùng thuốc không có tác dụng hiệu quả thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật trĩ
Ưu điểm: Kết quả điều trị nhanh, bệnh nhân có thể xuất viện và phục hồi bệnh sau 1 tuần thực hiện phẫu thuật.
Nhược điểm:
– Chi phí thực hiện ca phẫu thuật cao, khá tốn kém.
– Bệnh nhân cần thời gian để nghỉ ngơi để phục hồi vết thương, phẫu thuật làm tổn thương hậu môn nên dễ để lại các di chứng như nhiễm trùng hoặc hẹp hậu môn, búi trĩ có nguy cơ tái phát cao nếu không được chăm sóc đúng cách.
Xem thêm: Nhận biết bệnh trĩ giai đoạn đầu thế nào? Cách điều trị ra sao?
Phương pháp điều trị nội khoa
Ưu điểm: Chi phí thấp, tiết kiệm, an toàn trong quá trình điều trị và có khả năng điều trị dứt điểm bệnh trĩ.
Nhược điểm:
– Thời gian điều trị lâu, hiệu quả rất chậm.
– Có nguy cơ bị tác dụng phụ khi lạm dụng thuốc.
Các phương pháp phẫu thuật trĩ nội độ 3 hiện đại
– Đốt laser: Biện pháp này sẽ tác động chùm tia laser vào búi trĩ thông qua ống kính có chứa CO2 để cắt búi trĩ mà không cần dùng dao phẫu thuật.
– Chích xơ hóa búi trĩ: bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một lượng hóa chất nhất định vào búi trĩ để tạo xơ trong đó, làm cho máu không thể lưu thông để nuôi búi trĩ và dần dần búi trĩ sẽ tự động teo đi.
– Phương pháp Longo: bác sĩ sẽ sử dụng mũi khâu vòng rồi cắt khoanh niêm mạc trĩ trực tiếp trên đường lược. Từ đó mà máu lưu thông bị giảm bớt và búi trĩ có thể dễ dàng teo nhỏ lại.
– Phương pháp HCPT: Bác sĩ sẽ tác động sóng cao tần để làm đông các tế bào và hình thành các nút thắt mạch máu. Cuối cùng sẽ dùng dao điện để tiến hành cắt búi trĩ ngay trong ống hậu môn.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ độ 3 mà chúng tôi tổng hợp lại. Mong rằng qua bài viết các bạn có thêm kiến thức về bệnh, cũng như sớm thăm khám và được tư vấn cụ thể với bác sĩ chuyên khoa, thực hiện theo đúng phác đồ để có kết quả tốt nhất.