Sức khỏe

Những thông tin cần biết về thuốc Brexin

Thuốc Brexin là thuốc gì? Hay thuốc Brexin trị bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng cũng như cách sử dụng thuốc Brexin 20mg trong bài viết dưới đây nhé.

1. Brexin 20mg là thuốc gì?

Brexin là một loại thuốc được dùng để làm giảm các triệu chứng của viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp. Thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm khớp cấp tính, mãn tính hoặc các dạng viêm cột sống thấp như đỏ, đau và sưng.

Thuốc Brexin được bào chế dưới dạng viên nén 20mg, có hai loại hộp 2 vỉ và 3 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên. Thuốc gồm những hoạt chất như Lactose monohydrate, sodium starch glycolate, crospovidone. 

Hiện nay, thuốc Brexin được bán với giá là 165.000 đồng/hộp 2 vỉ x 10 viên. Tuy nhiên, giá bán có thể khác nhau ở các nhà thuốc hay nhà phân phối thuốc khác nhau.

Brexin là thuốc được dùng để làm giảm các triệu chứng của viêm xương khớp

2. Thuốc Brexin trị bệnh gì?

Thuốc Brexin có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các số triệu chứng do viêm khớp, bệnh hư khớp, bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp (thấp khớp ở cột sống) như sưng, cứng, đỏ và đau khớp. Bệnh Gout cấp, viêm đường hô hấp trên, thống kinh, đau bụng kinh và đau sau phẫu thuật.

Ngoài ra, thuốc Brexin 20mg còn được dùng để điều trị một số bệnh khác, tùy từng lần khám của bác sĩ. Những tác dụng này đã được nghiên cứu và kiểm chứng lâm sàng nhưng có thể chưa được ghi trên nhãn hiệu, do đó chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định

Chống chỉ định dùng thuốc Brexin 20mg trong các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Brexin, mẫn cảm với hóa chất, lông động vật.
  • Người bị đau dạ dày tá tràng.
  • Người bị viêm loét dạ dày, chảy máu hoặc thủng ống tiêu hóa.
  • Trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú. 
  • Những người bị bệnh Crohns.
  • Người bị bệnh gan/ thận nghiêm trọng.
  • Chống chỉ định dùng cho người dưới 18 tuổi và trên 80 tuổi. Những người đang dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid khác.

3. Cách dùng – Liều dùng thuốc Brexin 20mg

Cách dùng:

Dạng bào chế của thuốc Brexin là viên nén nên được dùng bằng đường uống, nuốt nguyên viên. Bạn không nên nhai hoặc làm nát viên thuốc vì sẽ làm giảm đi tác dụng của thuốc. Nên uống thuốc Brexin sau khi đã ăn no

Bên cạnh đó, người bệnh nên nhớ uống thuốc đúng liều, đúng giờ theo chỉ định của các bác sĩ. Không được tự ý tăng hay giảm liều, không tự ý bỏ thuốc khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.

Liều dùng:

Tùy từng vào cơ địa, tuổi tác và tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người mà liều dùng thuốc Brexin khác nhau theo chỉ định của bác sĩ.

  • Liều lượng cho người lớn: uống 1 viên/ lần/ ngày. Đối với những người cao tuổi, từ 70 trở lên có thể giảm liều và điều trị trong thời gian ngắn hơn.
  • Liều lượng cho trẻ em: Hiện tại, người ta vẫn chưa xác định được liều lượng phù hợp với trẻ em, hãy cân nhắc kỹ lưỡng và đưa bé đến gặp bác sĩ để được kê đơn phù hợp nhất.

Cách xử trí khi quên liều hoặc uống quá liều

Nếu bạn quên uống một liều thuốc, ngay khi nhớ ra, hãy uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên đó và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không tự ý dùng gấp đôi liều đã quy định.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bệnh nhân cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

4. Tác dụng phụ của thuốc Brexin 20mg

Khi sử dụng thuốc Brexin để điều trị bệnh, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Có hiện tượng đầy hơi, tiêu chảy.
  • Người bệnh có cảm giác buồn nôn hoặc nôn nhiều lần.
  • Một số trường hợp bị quá mẫn trên da.
  • Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như rối loạn đường tiêu hóa, viêm loét. Những biểu hiện này sẽ không gây ảnh hưởng đến liệu trình điều trị, người bệnh không cần quá lo lắng.
  • Người bệnh gặp những đau nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt nhưng sẽ giảm hẳn khi được nghỉ ngơi.
  • Cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, khô miệng , đổ mồ hôi.
  • Thuốc kháng viêm Brexin có thể làm tăng men gan tạm thời không đáng lo ngại.
  • Làm giảm sự kết tập tiểu cầu và thời gian bị chảy máu.
  • Người bệnh khi dùng thuốc có thể bị giảm thị lực, sưng mắt cá chân tay.
  • Xuất hiện phát ban, khó chịu, ban đỏ ngứa ngáy. 

Những tác dụng phụ kể trên đa số không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Dùng thuốc hết liệu trình thì những biểu hiện trên cũng biến mất. Bên cạnh đó, người bệnh nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe trong thời gian dùng thuốc điều trị bệnh.

Khi sử dụng thuốc Brexin có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ

Xem thêm: Tìm hiểu về tác dụng của thuốc Aspirin 81 mg

5. Tương tác của thuốc Brexin 20mg

Một số loại thuốc khi kết hợp với thuốc Brexin 20mg có thể làm tăng tác dụng phụ hoặc làm giảm khả năng hấp thu của thuốc. Do đó, người bệnh trước khi dùng thuốc cần thông báo với các bác sĩ về những loại thuốc đang dùng để các bác sĩ xem xét thay đổi, điều chỉnh hoặc kê đơn thuốc phù hợp.

Những loại thuốc được kê đơn, không kê đơn cần phải khai báo cho bác sĩ, đặc biệt tương tác thuốc Brexin có thể xảy ra khi dùng đồng thời cùng các loại thuốc sau:

  • Thuốc hạ sốt Aspirin;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc chống đông máu;
  • Thuốc chống trầm cảm…

Ngoài ra, có một số loại thức ăn, đồ uống như rượu, bia cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý không dùng những thực phẩm này trong quá trình điều trị bệnh.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Brexin 20mg

Các đối tượng sau cần thận trọng khi sử dụng thuốc Brexin:

  • Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc.
  • Đối với người cao tuổi: cần thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm.
  • Đối với những người thường xuyên lái xe hoặc vận hành máy móc do có khả năng gây ra các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu tạm thời của thuốc.

Ngoài ra, cần chú ý đọc kỹ hạn sử dụng của thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, tuân thủ liều lượng và chế độ dùng thuốc đã được chỉ định.

7. Cách bảo quản thuốc Brexin 20mg

  • Nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nơi có độ ẩm cao và tránh ánh sáng trực tiếp. Không bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá tủ lạnh. 
  • Cách cất giữ mỗi loại thuốc khác nhau, hãy tham khảo thêm thông tin có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Tốt nhất nên chuẩn bị một tủ gỗ chuyên để đựng thuốc, đặt cách mặt đất tầm 1,5m tránh trẻ em hoặc thú nuôi.
  • Không được vứt bừa bãi dưới ống dẫn nước hay ngoài đường, mọi người cần thu gom lại để tiêu hủy an toàn, tránh ô nhiễm môi trường nước, không khí.

Trên đây là một số thông tin các bạn cần nắm rõ trước khi sử dụng thuốc thuốc Brexin 20mg, hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, do đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả và an toàn nhất.

Tổng hợp

Rate this post
Gia Linh

Share
Published by
Gia Linh

Recent Posts

Hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM 2024 gồm những gì?

Mùa tuyển sinh 2024 đang đến rất gần và hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng…

6 ngày ago

Đại dịch thổ là gì? – Giải mã ý nghĩa theo góc nhìn phong thủy

Theo phong thủy tùy thuộc vào mỗi mệnh niên sẽ có những yếu tố khắc…

8 tháng ago

Điểm danh các trường Cao đẳng có khóa tiếng Hàn TPHCM hiện nay

Bạn đang muốn theo đuổi ước mơ chinh phục tiếng Hàn, băn khoăn về địa…

12 tháng ago

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Bệnh tiểu đường có lẽ không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta.…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Cách điều trị như thế nào?

Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh này…

1 năm ago