Sức khỏe

Thuốc Adrenalin là gì? Thông tin thuốc hữu ích dành cho người bệnh

Thuốc Adrenalin còn có tên khác là Epinephin. Vậy thuốc Adrenalin là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin cần thiết về thuốc Adrenalin.

Thuốc Adrenalin là gì?

Thuốc Adrenalin thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc. Dưới đây là những thông tin về thuốc Adrenalin bạn cần biết trước khi sử dụng.

Thành phần của Adrenalin

                                     Thành phần thuốc Adrenalin

Adrenalin………………………… 1 mg

Natri clorid………………………. 9 mg

Acid hydrocloric 1N………0,005 ml

Dinatri EDTA…………………. 0,1mg

Natri bisulfit……………………. ..3 mg

Nước cất pha tiêm. …..vừa đủ 1 ml

Công dụng  thuốc Adrenalin

Trên hệ thần kinh giao cảm, thuốc Adrenalin có tác dụng kích thích beta – adrenergic và receptor alfa. Tuy nhiên tác dụng trên beta mạnh mẽ hơn. Công dụng của hoạt chất Adrenalin trong thuốc được biểu hiện trên các tuyến và các cơ quan sau:

Trên mắt: Thuốc Adrenalin có khả năng gây co cơ tia mống mắt, điều này dẫn đến tình trạng giãn đồng tử, tăng nhãn áp do sự chèn ép lên ống thông dịch nhãn cầu.

Trên hệ tuần hoàn: Thuốc có khả năng kích thích receptor beta 1 ở tim làm tăng sức co bóp cơ tim, làm tăng nhịp tim, tăng lưu lượng tim. Nếu người bệnh sử dụng thuốc với liều cao có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim hoặc  co mạch tại một số vùng như mạch phổi, mạch da, mạch ngoại vi, mạch máu, mạch vành đến bắp cơ.

Trên huyết áp: Thuốc ít gây ảnh hưởng đến huyết áp tâm trương nhưng lại làm tăng huyết áp tâm thu. Kết quả là chỉ tăng nhẹ huyết áp mức trung bình. Đặc biệt, thuốc có khả năng gây hạ huyết áp do phản xạ.

Trên hệ tiêu hóa: Thuốc có khả năng làm giảm tiết dịch hệ tiêu hóa và làm giãn cơ trơn tiêu hóa.

Trên hô hấp: Thuốc có khả năng làm giãn cơ trơn phế quản, gây kích thích nhẹ hô hấp và làm giảm phù nề niêm mạc. Chính vì thế thuốc có tác dụng cắt cơn hen phế quản.

Trên hệ tiết niệu: Thuốc có khả năng tác động và làm giảm tiết dịch ngoại tiết. Cụ thể như giảm tiết dịch vị, nước bọt, nước mắt, dịch ruột.

Trên chuyển hóa: Thuốc có khả năng làm tăng tiết glucagon, giảm tiết insulin, và tăng tốc độ phân hủy glycogen nên hoạt chất trong thuốc có tác dụng làm tăng glucose máu. 

Trên hệ thần kinh trung ương: Do ít qua hàng rào máu não khi sử dụng với liều điều trị thông thường nên thuốc Adrenalin ít gây ảnh hưởng. 

Ngoài ra hoạt chất Adrenalin trong thuốc còn có khả năng làm tăng tác dụng kết dính tiểu cầu.

                    Công dụng của thuốc Adrenalin

Chỉ định

Sốc quá mẫn và tai biến dị ứng khi tiêm penicilin hoặc huyết thanh.

Ngất do bloc nhĩ thất hoàn toàn hoặc hôn mê do giảm glucose huyết.

Chống chỉ định

Cường giáp, đau thắt ngực, suy tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, hen nặng hoặc quá mẫn với thuốc.

Tác dụng phụ

 Khi dùng thuốc Adrenalin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn: Lo âu, run rẩy, mạch đập nhanh, loạn nhịp, khô miệng, lạnh các chi, phản ứng ảo giác có thể xảy ra.

>>>> Tham khảo thêm: Tìm hiểu về tác dụng và cách sử dụng thuốc Rowatinex hiệu quả

Cách dùng và liều dùng 

Thuốc Adrenalin tiêm dưới da hoặc bắp thịt

Liều dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc điều trị, liều thông thường 1mg/ lần ,tối đa 2 mg/24 giờ.

                                    Thuốc Adrenalin 1mg- thuốc tiêm

Lưu ý: Thuốc Adrenalin có tác dụng co mạch ở một số vùng (da, mạch tạng) nhưng lại gây giãn mạch ở một số vùng khác (mạch não, mạch phổi). Do đó có thể gây biến chứng đứt mạch máu não hoặc phù phổi cấp.

Bảo quản

Thuốc Adrenalin cần được bảo quản trong bao bì kín và thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.

Giá thuốc Adrenalin

Hiện nay, thuốc Adrenalin đang được bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Thuốc bán giá khoảng 60.000 VNĐ/ống (1 hộp gồm 10 ống).

Lưu ý: Cần tham khảo tư vấn của bác sĩ và dược sĩ, không nên tự ý mua thuốc.

Bài viết là những thông tin xoay quanh vấn đề Thuốc Adrenalin. Như vậy, điều trị bệnh với thuốc cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa và quá trình tiêm thuốc cần phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi để tránh hậu quả nguy hiểm. 

5/5 - (1 bình chọn)
Gia Linh

Share
Published by
Gia Linh

Recent Posts

Hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM 2024 gồm những gì?

Mùa tuyển sinh 2024 đang đến rất gần và hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng…

1 tuần ago

Đại dịch thổ là gì? – Giải mã ý nghĩa theo góc nhìn phong thủy

Theo phong thủy tùy thuộc vào mỗi mệnh niên sẽ có những yếu tố khắc…

8 tháng ago

Điểm danh các trường Cao đẳng có khóa tiếng Hàn TPHCM hiện nay

Bạn đang muốn theo đuổi ước mơ chinh phục tiếng Hàn, băn khoăn về địa…

12 tháng ago

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Bệnh tiểu đường có lẽ không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta.…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Cách điều trị như thế nào?

Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh này…

1 năm ago