Cứ 10 người Việt Nam thì có tới 9 người bị trĩ. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có biểu hiện trĩ khác nhau. Nếu không điều trị bệnh trĩ sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng cho người bệnh cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Bạn cần phân loại bệnh trĩ để có cách chữa trị phù hợp với từng loại. Dưới đây là tổng hợp các loại bệnh trĩ và các cấp độ của nó để bạn có thể tham khảo cụ thể nhất.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ hay còn được gọi bệnh lòi dom là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc bị chèn ép. Điểm chung của người bị bệnh trĩ là phát hiện bệnh khá trễ dẫn đến việc điều trị bệnh trĩ cũng trở nên khó khăn hơn.
Tổng hợp các loại bệnh trĩ
Đọc thêm về: bị lòi trĩ
Dựa vào vị trí xuất hiện, bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính như sau:
- Trĩ nội (Internal hemorrhoids): Trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch ở trên đường lược bị phình giãn (vị trí sâu trong ống hậu môn). Do búi trĩ nằm khuất nên không thể quan sát bằng mắt thường. Điều đáng nguy hại là trĩ nội thường không gây đau do vị trí ảnh hưởng không có dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên theo thời gian, búi trĩ có thể phát triển lớn và gây ra hiện tượng sa búi trĩ.
- Trĩ ngoại (External hemorrhoids): Trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch ở phía dưới đường lược (nằm ở bờ của hậu môn) bị giãn phình và tạo thành búi trĩ. Do nằm ở bờ ngoài của hậu môn nên trĩ ngoại thường gây khó chịu, vướng víu và dễ phát hiện hơn so với trĩ nội.
- Trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp là tình trạng gặp cả 2 loại trĩ – trĩ nội và trĩ ngoại.
- Bệnh trĩ thường gây đau nhức, khó chịu, chảy máu khi đại tiện,… Tuy nhiên bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay đe dọa đến tính mạng. Điều trị bệnh lý này bắt buộc phải kết hợp với sử dụng thuốc, can thiệp thủ thuật xâm lấn và điều chỉnh lối sống.
Các cấp độ của bệnh trĩ
Bệnh trĩ được phân thành 4 cấp độ khác nhau như sau:
Trĩ ngoại
- Trĩ ngoại cấp độ 1: Búi trĩ tụ máu, cương và gây viêm, có thể gây chảy máu khi đại tiện.
- Trĩ ngoại cấp độ 2: Búi trĩ có xu hướng sa xuống khi rặn hoặc co lại sau khi đại tiện.
- Trĩ ngoại cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi vệ sinh nhưng không thể tự co lên như cấp độ 2. Ở cấp độ này, phải dùng tay để búi trĩ lên.
- Trĩ ngoại cấp độ 4: Búi trĩ sa thường xuyên – ngay cả khi không đi đại tiện. Một số trường hợp có thể xuất hiện trĩ tắc mạch – hiện tượng búi trĩ xuất hiện cục máu đông do mao mạch bị vỡ.
Trĩ nội
Xem thêm: bệnh trĩ khám khoa gì
- Trĩ nội cấp độ 1: Trĩ mới hình thành nên thường không có cảm giác đau. Tuy nhiên khi đại tiện, phân có thể ma sát với búi trĩ, gây chảy máu và đau rát.
- Trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ bắt đầu có dấu hiệu sa xuống nhưng thường không rõ rệt (búi trĩ nằm thập thò ở ống hậu môn). Nếu có tác động rặn, búi trĩ có thể sa ra ngoài và tự co lại mà không cần can thiệp.
- Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ có xu hướng dày và tăng kích thước, bề mặt thô và có màu đỏ sẫm. Ở cấp độ này, búi trĩ có xu hướng sa ra bên ngoài kể cả khi đại tiện, vận động mạnh hoặc ho và chỉ thụt vào trong khi sử dụng tay.
- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ bình to, sa hoàn toàn ra ngoài ống hậu môn và không thể thụt vào bên trong – ngay cả khi dùng tay đẩy.
Bài viết trên đã tổng hợp các loại bệnh trĩ và các cấp độ của nó để bạn tham khảo. Bệnh trĩ nội – trĩ ngoại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực và gây ra các biến chứng nặng nề. Chính vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.