Bất cứ ai bị tiểu đường đều mong muốn có thể khỏe mạnh và sống lâu như người bình thường. Vậy bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Cách tăng tuổi thọ cho người tiểu đường như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?
Bệnh tiểu đường được công nhận là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Thông thường, tuổi thọ của người bị bệnh tiểu đường có thể giảm từ 10 – 15 năm so với người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, hiện tại với nhiều biện pháp chăm sóc, điều trị, bệnh nhân tiểu đường có thể sống được lâu hơn.
Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường khoảng từ 77 – 81 tuổi. Tuy nhiên, hiện tại rất nhiều bệnh nhân có thể sống qua tuổi 85 nếu duy trì lượng đường trong máu ổn định. Ngoài ra, một vài nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường có thể kéo dài thêm 13,2 – 21,1 năm tùy vào lối sống và sinh hoạt. Theo đó, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường có thể liên quan đến một số tình trạng sau:
- Tăng đường huyết
- Bệnh tim mạch
- Huyết áp cao
- Tổn thương thận
- Có bệnh nướu răng
- Tổn thương thần kinh
- Bệnh lý về võng mạc
- Bệnh đường tiêu hóa
- Xơ vữa động mạch
- Nồng độ Cholesterol cao
Xem thêm:
Chẩn đoán sớm và điều trị hợp lý là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường. Do đó, hãy tuân thủ lời khuyên, hướng dẫn của y bác sĩ để điều trị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
Những yếu tố rút ngắn tuổi thọ của người tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường sẽ có tuổi thọ thấp hơn nếu phát hiện muộn, có nhiều bệnh mắc kèm (tăng huyết áp, men gan cao, mỡ máu, bệnh thận…) và không có mức đường huyết không ổn định.
Theo thống kê, có 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm cho người bệnh tiểu đường, bao gồm:
- Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường: Thường gặp nhất là nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Biến chứng này đứng sau 30 – 40% trường hợp tử vong ở người tiểu đường, đặc biệt là người cao tuổi và người mắc bệnh lâu năm.
- Ung thư: Theo thống kê, người tiểu đường có nguy cơ ung thư cao hơn người bình thường.
- Các biến chứng khác: Thường gặp là nhiễm trùng và biến chứng suy thận. Tỷ lệ tử vong do nhóm biến chứng này tại Việt Nam khoảng 30%.
Cách ngăn ngừa biến chứng và tăng tuổi thọ cho người tiểu đường
Điều chỉnh lối sống phù hợp
Điều chỉnh chế độ ăn uống là cách trị tiểu đường tại nhà vừa an toàn lại vừa hiệu quả. Bạn cần tìm hiểu thực đơn dinh dưỡng phù hợp với người tiểu đường. Về cơ bản, thực đơn của bạn cần tuân thủ các nguyên tắc nhu: giảm thực phẩm giàu tinh bột và đường như cơm, miến, bún, kẹo, hoa quả sấy khô,… đồng thời ăn nhiều rau xanh, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
Điều chỉnh chế độ luyện tập cũng là một trong những phương pháp chữa tiểu đường hiệu quả. Mỗi ngày, bạn nên luyện tập tối thiểu 30 phút với các bài tập phù hợp.
Điều trị các bệnh đi kèm
Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường phải điều trị đồng thời các bệnh lý đi kèm. Nếu bạn đang bị rối loạn mỡ máu, huyết áp cao hay các bệnh lý liên quan đến thận, tiêu hóa, mắt,… thì cần báo với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Kiểm tra định kỳ chỉ số đường huyết
Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên sẽ giúp người bệnh tiểu đường phát hiện kịp thời tình trạng tăng hoặc giảm lượng đường máu quá mức, từ đó tránh được những hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, hôn mê hay thậm chí là tử vong.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp cho thắc mắc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm. Để có cơ thể khỏe mạnh hãy bắt đầu chăm sóc tốt cho chính mình bây giờ, ăn uống lành mạnh hơn, cố gắng vận động cơ thể mỗi ngày.