Categories: Sức khỏe

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa thường được gọi là chàm, chàm cơ địa ở trẻ em và viêm da thần kinh, sẩn ngứa mạn tính ở người lớn. Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa chưa được biết rõ, cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nhiều chuyên gia thống nhất rằng bệnh nhân bị viêm da cơ địa thường có các bệnh lý kèm theo như viêm mũi tiếp xúc, mày đay, hen phế quản. Cơ địa dễ dị ứng kết hợp với các yếu tố từ môi trường bên ngoài là nguyên nhân khởi phát bệnh hoặc làm bệnh trở nặng hơn. Có đến hơn 35% số trẻ mắc bệnh chàm khi lớn lên sẽ có biểu hiện hen phế quản.

Nguyên nhân bị viêm da cơ địa

Dị nguyên ở trong môi trường thường gặp nhất là bụi, phấn hoa, các loại côn trùng, thức ăn như trứng, sữa, cá, đậu phộng kích hoạt các tế bào lympho T tương tự như những yếu tố bên ngoài. Căn nguyên của bệnh rất phức tạp, đóng vai trò quan trọng của viêm da cơ địa là: di truyền, môi trường, ăn uống. Viêm da cơ địa thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng hay xuất hiện ở những người bị mày đay, bị dị ứng thời tiết và thức ăn.

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mạn tính

Viêm da cơ địa do sự suy giảm chức năng của hàng rào bảo vệ tự nhiên của da làm bệnh diễn tiến nặng nề hơn. Khi bề mặt da mất nước sẽ làm giảm độ ẩm khiến bệnh nặng hơn và khó điều trị.

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mạn tính liên quan đến vấn đề chức năng hàng rào biểu bì rối loạn miễn dịch. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là:

  • Do di truyền: bệnh thường xuất hiện khi bệnh nhân có tiền sử bệnh hen, viêm mũi dị ứng, vẫn chưa xác định do gen nào quy định bệnh viêm da
  • Do rối loạn chức năng hàng rào biểu bì.
  • Do môi trường xung quanh
  • Mắc các bệnh siêu vi, thay đổi thời tiết
  • Kích ứng: Da bị kích ứng sau khi tiếp xúc với cây hoặc bị côn trùng cắn
  • Suy giảm miễn dịch
  • Dị ứng: Dị ứng da do thay đổi thời tiết, dị ứng thuốc, thức ăn hoặc tiếp xúc với nấm mốc, do dùng mỹ phẩm kém chất lượng.
  • Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bệnh còn có thể do 1 số yếu tố da cọ xát quá nhiều với quần áo có vải dày hoặc thường xuyên mặc quần áo chật.
  • Khoa học vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da cơ địa theo nghiên cứu người mắc bệnh viêm da cơ địa thường có nồng độ IgE trong huyết thanh cao hơn bình thường. Hoặc ở những người mắc bệnh lý như chàm, hen suyễn thông thường sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
  • Khói bụi, ô nhiễm, không gian chứa hóa chất gây ra triệu chứng viêm da cơ địa.
  • Viêm da cơ địa ở người lớn có thể xuất phát từ tâm lý stress kéo dài stress, làm việc quá sức
  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của bệnh không phải là tác nhân trực tiếp gây ra bệnh.
  • 1 số người mắc viêm da cơ địa không liên quan đến yếu tố nguy cơ nào của bệnh.
  • Viêm da cơ địa thường dễ khởi phát và diễn tiến nặng hơn vào mùa đông tiếp xúc với nhiệt độ thay đổi thất thường có thể dẫn đến các triệu chứng viêm da bùng phát.
  • Theo ghi nhận, nguyên nhân là do thời tiết khô lạnh làm da mất nước suy giảm chức năng bảo vệ.
  • Dị nguyên dễ dàng xâm nhập gây bùng phát viêm da cơ địa.
  • Viêm da cơ địa có xu hướng diễn tiến nặng hơn khi gặp các yếu tố như rối loạn nội tiết tố, căng thẳng, trầm cảm
  • Biểu hiện thông thường của bệnh này là mẩn đỏ từ mức độ nhẹ như bị khô da, mẩn đỏ bị ngứa không ngừng, rỉ máu.

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa

Triệu chứng viêm da cơ địa phụ thuộc vào các yếu tố: Giai đoạn phát triển, độ tuổi, yếu tố kích thích. Viêm da cơ địa có sự khác nhau rõ rệt giữa giai đoạn cấp tính và mãn tính

Giai đoạn cấp tính:

  • Vùng da tổn thương có thể xuất hiện mụn nước nhỏ, li ti, không có vảy da
  • Da có thể bị loét, bội nhiễm nếu cào gãi mạnh
  • Các vùng ban dát đỏ không có ranh giới rõ ràng
  • Da sẽ có hiện tượng phù nề và đóng vảy tiết sau đó
  • Sẩn đỏ xuất hiện trên da
  • Trường hợp nặng có thể lan rộng ra tay và khắp cơ thể.
  • Các vùng xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn cấp tính là cằm, má, trán.

Giai đoạn mãn tính:

  • Giai đoạn này tương đối mờ nhạt bệnh sẽ chuyển sang bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn dấu hiệu không quá rõ ràng và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn da không rỉ dịch hay phù nề.
  • Các vùng ban dát sẩn có xu hướng dày hơn tạo ranh giới so với vùng da xung quanh
  • Tổn thương tập trung tại các vùng có nếp gấp lớn gáy, lòng bàn tay, lòng bàn chân,…
  • Tổn thương da triệu chứng điển hình như xuất hiện các vết nứt da gây đau rát và chảy máu

Nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có sự khác biệt về triệu chứng theo độ tuổi ưu tiên các loại kem dưỡng ẩm phù hợp, dịu nhẹ với làn da của bạn. Chú ý bổ sung các loại kem dưỡng ẩm để giúp cho da tránh bị khô và bong tróc. Chú ý tránh các sản phẩm tẩy rửa mạnh, tránh gãi và làm xây xát vùng da bị viêm da cơ địa, một số thành phần phẩm màu,…

Viêm da cơ địa có chữa được không?

Viêm da cơ địa gây ra các tổn thương trên bề mặt da và kèm một số bệnh lý khác như sốt cỏ khô, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng. Viêm da cơ địa hầu như không gây nguy hiểm đến sức khoẻ người bệnh điều trị tích cực và chăm sóc da đúng cách có thể được kiểm soát hoàn toàn dù đặc trưng bệnh dai dẳng và dễ tái phát. Nếu người bệnh bảo vệ da không đúng cách có thể tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng như tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa, bội nhiễm, viêm da thần kinh,… Viêm da cơ địa ít nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoạt động học tập và làm việc hàng ngày ở những trường hợp mãn tính bệnh rất dễ tái phát.

Điều trị viêm da cơ địa ở tay, chân được dùng chủ yếu là kháng sinh dưới dạng uống hoặc bôi ngoài da. Các nhóm thuốc được dùng gồm có

+ Thuốc chống viêm: Có chứa thành phần corticoid.

+ Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng làm giảm ngứa và phòng viêm nhiễm

+ Kem làm ẩm da: Kem dưỡng ẩm khắc phục được chứng da khô, nứt nẻ xem là nguyên tắc cơ bản trong điều trị viêm da cơ địa.

Bệnh viêm da cơ địa không cần sử dụng thuốc điều trị ngay dùng thuốc lâu dài dễ gây ra những tác dụng phụ ngoài dự tính. Người bệnh có thể chủ động tự điều trị và chăm sóc tại nhà. Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại kem bôi dưỡng ẩm lành tính có thể ngâm chân trong nước lạnh và chườm mát vùng da bị tổn thương khắc phục được cơn ngứa, ngăn chặn nhiễm trùng trên da. Lưu ý không nên tắm hay vệ sinh bằng nước nóng, khiến vùng da dễ bị khô và ngứa ngáy. Hi vọng một số thông tin về bệnh viêm da cơ địa có thể giúp bạn điều trị viêm da cơ địa, điều trị đúng hướng cải thiện tình trạng viêm da cơ địa.

 

Rate this post
Nhâm

Share
Published by
Nhâm

Recent Posts

Hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM 2024 gồm những gì?

Mùa tuyển sinh 2024 đang đến rất gần và hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng…

6 ngày ago

Đại dịch thổ là gì? – Giải mã ý nghĩa theo góc nhìn phong thủy

Theo phong thủy tùy thuộc vào mỗi mệnh niên sẽ có những yếu tố khắc…

8 tháng ago

Điểm danh các trường Cao đẳng có khóa tiếng Hàn TPHCM hiện nay

Bạn đang muốn theo đuổi ước mơ chinh phục tiếng Hàn, băn khoăn về địa…

12 tháng ago

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Bệnh tiểu đường có lẽ không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta.…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Cách điều trị như thế nào?

Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh này…

1 năm ago