Categories: Sức khỏe

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bất kỳ phụ huynh nào khi thấy con mình mắc bệnh trĩ đều rất bất ngờ. Nhưng thực tế, bệnh trĩ ở trẻ em không còn lại điều quá xa lạ. Để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời thì bạn phải nắm được dấu hiệu và những điều cần biết về căn bệnh này nhé.

1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em như thế nào?

Theo các chuyên gia, trẻ em mắc bệnh trĩ do những nguyên nhân dưới đây:

Bệnh trĩ ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây nên

– Bị táo bón lâu ngày:

Với trẻ không nạp đủ chất xơ cơ thể gây táo bón kéo dài. Như các bạn đã biết, tình trạng táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ. Và trẻ em cũng không ngoại lệ, với các trẻ không thích ăn rau thì phụ huynh không nên chủ quan khi diễn ra một thời gian dài. Điều đó khiến cho trẻ bị thiếu chất xơ và gây ra táo bón lâu ngày, cuối cùng sinh ra trĩ.

– Thời gian ngồi bô quá lâu

Trẻ em có thói quen ngồi bô quá lâu sẽ làm tăng áp lực lên đám tĩnh mạch ở hậu môn. Từ đó làm cản trở hồi lưu tĩnh mạch tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành búi trĩ ở trẻ em.

– Thể trạng của trẻ

Trẻ em chưa được phát triển và hoàn thiện mọi cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Khi cơ hậu môn còn yếu, các tổ chức hoạt động còn lỏng lẻo, và nhất là tình trạng dây chằng ở hậu môn trực tràng hoạt động chưa thật sự hiệu quả sẽ dễ hình thành bệnh trĩ. Với trẻ em thì cấu trúc xương với trực tràng thường nằm trên đường thẳng, khiến cho bị đẩy cao trực tràng từ đó sinh ra bệnh trĩ ở trẻ em.

>>> Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì thực đơn hàng ngày

2. Một số nguyên nhân khác gây bệnh trĩ:

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì trẻ em có thể mắc bệnh trĩ do:

+ Do trẻ uống ít nước

+ Thời gian ngồi trên bề mặt cứng lâu.

+ Trẻ thường xuyên quấy khóc sẽ làm tăng áp lực ổ bụng, khiến cho máu dễ dồn về vùng chậu, làm ứ đọng máu ở trực tràng.

+ Di truyền: ngay những tuần đầu sau sinh, trẻ sẽ có dấu hiệu của bệnh trĩ.

+ Viêm ruột.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị

2.1. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị trĩ

Trẻ em mắc bệnh trĩ thường có những dấu hiệu dưới đây:

– Thường xuyên bị táo bón

Với những trẻ bị táo bón liên tục từ 5 – 7 ngày, bố mẹ nên quan sát xem con có hình thành búi trĩ hay không. Khi đó thì trẻ sẽ khó đi đại tiện do phân cứng hoặc vón thành các cục nhỏ. Tình trạng táo bón kéo dài sẽ gây áp lực lớn lên hậu môn, đây là điều kiện thuận lợi hình thành lên búi trĩ.

– Thời gian đi đại tiện dài hơn bình thường

Biểu hiện bệnh trĩ ở trẻ em là thời gian đi đại tiện lâu hơn bình thường. Nguyên nhân là bởi máu ở hậu môn khó lưu thông khiến cho trẻ mất nhiều thời gian để rặn.

>>> Bệnh trĩ có tự khỏi không? Có những cách nào?

– Mỗi khi đi đại tiện trẻ thường kêu đau rát

Cũng như người lớn, bệnh trĩ ở trẻ em gây ra tình trạng đau rát ở hậu môn. Đó là những dấu hiệu cực kỳ nghiêm trọng, do vậy mà dễ xuất hiện búi trĩ và cọ sát với phân dễ gây tình trạng đau rát và chảy máu. 

– Hậu môn có dấu hiệu bất thường

Trẻ em có dấu hiệu bất thường tại vùng hậu môn dưới đây tăng nguy cơ hình thành búi trĩ:

+ Ngứa nóng tại hậu môn: Do búi trĩ đã lòi ra ngoài, gây dịch hậu môn rỉ ra ngoài, điều đó tạo điều kiện vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra tình trạng ngứa, mùi hôi khó chịu.

+ Sau mỗi lần đi đại tiện, hậu môn trẻ có tình trạng sưng nặng hơn.

+ Trẻ quấy khóc, khó chịu mỗi lần đi đại tiện.

2.2. Cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em

Tình trạng bệnh trĩ ở trẻ nhỏ thường do nguyên nhân chính là táo bón. Trước tiên, bố mẹ cần phải kiểm tra chế độ dinh dưỡng của trẻ hàng ngày. Với các trẻ bú mẹ thì rất hiếm khi bị táo bón, còn nếu như xảy ra thì đó là do nguyên nhân di truyền.

  1. Điều trị bệnh trĩ cho trẻ không quá khó khăn

Trẻ em trong giai đoạn ăn dặm hoặc dùng sữa công thức thì nguy cơ bị táo bón cao hơn so với những trẻ bú mẹ hoàn toàn. Còn những trẻ lớn hơn bị táo bón do nguyên nhân chủ yếu do ăn thiếu chất xơ và uống thiếu nước.

Với trẻ mắc bệnh trĩ thì bố mẹ nên tăng cường chất xơ về chế độ ăn uống hàng ngày đồng thời bổ sung ngũ cốc, rau xay nhuyễn, trái cây cần được nghiền nhuyễn trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, các mẹ cần theo dõi lượng nước uống của con nhằm đảm bảo dinh dưỡng bổ sung cho trẻ đủ lượng nước cần thiết.

Cần tạo thói quen cho trẻ đi đại tiện đúng khung giờ nhất định trong ngày, đây là một cách điều trị bệnh trĩ tốt nhất. Từ đó dễ hình thành thói quen hàng ngày.

Việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ em cần phải được áp dụng phương pháp dùng thuốc Tây Y. Tùy vào mức độ bệnh ở mỗi trẻ thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là các loại thuốc bác sĩ chỉ định cho trẻ:

– Dùng kem bôi điều trị bệnh trĩ với trẻ em thành phần không chứa Corticosteroid.

– Dùng thuốc giảm đau và kem gây tê cho trẻ dùng bôi trực tiếp vào búi trĩ.

– Thuốc giảm đau dành cho những trẻ em bị đau nghiêm trọng do bệnh trĩ gây nên.

Thường việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ em khá đơn giản, có thể dùng thuốc Tây điều trị trong khoảng 1 – 2 tuần cải thiện hiệu quả. Còn nếu như không có sự tiến triển tốt thì phụ huynh nên cho trẻ đi khám để có biện pháp phù hợp hơn. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo cập nhật kiến thức liên quan nhé.

Rate this post
Gia Linh

Share
Published by
Gia Linh

Recent Posts

Hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM 2024 gồm những gì?

Mùa tuyển sinh 2024 đang đến rất gần và hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng…

4 tuần ago

Đại dịch thổ là gì? – Giải mã ý nghĩa theo góc nhìn phong thủy

Theo phong thủy tùy thuộc vào mỗi mệnh niên sẽ có những yếu tố khắc…

9 tháng ago

Điểm danh các trường Cao đẳng có khóa tiếng Hàn TPHCM hiện nay

Bạn đang muốn theo đuổi ước mơ chinh phục tiếng Hàn, băn khoăn về địa…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Bệnh tiểu đường có lẽ không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta.…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Cách điều trị như thế nào?

Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh này…

1 năm ago