Categories: Sức khỏe

Mách Bạn Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Bệnh Trĩ Nặng

Bệnh trĩ mặc dù không đe dọa trực tiếp tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ nặng, mời các bạn đón đọc!

Yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ

Yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ

Theo thống kê, có đến 50% dân số Việt Nam bị trĩ và đây là căn bệnh phổ biến đứng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. 

Nguyên nhân bị bệnh trĩ có thể xuất phát từ các yếu tố, nguy cơ như:

  • Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.
  • Chế độ ăn ít chất xơ, làm tăng tần suất bệnh trĩ.
  • Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh.
  • Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,…, đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.
  • Uống ít nước, uống rượu bia, hay ăn đồ cay nóng.
  • Mắc bệnh béo phù, phụ nữ mang thai, hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.

Đọc thêm: Bệnh trĩ giai đoạn đầu

Dấu hiệu bệnh trĩ nặng

Người mắc bệnh trĩ nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cho bệnh tiến triển ngày càng nặng. Bệnh trĩ năng sẽ gây nhiều nguy hiểm và việc điều trị trở nên khó khăn, mất thời gian và tốn kém cho người bệnh.

Người bị bệnh trĩ nặng có thể biểu hiện các triệu chứng như:

  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Các búi trĩ sẽ co ra ngoài hậu môn và người bệnh phải dùng tay hoặc các động tác nằm ngửa thì búi trĩ mới có thể được đẩy vào bên trong. Trường hợp nặng hơn, dù người bệnh có sử dụng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong hậu môn thì chúng vẫn không thể vào được.
  • Viêm nhiễm, hoại tử hậu môn: Tình trạng viêm nhiễm và hoạt tử hậu môn diễn ra do búi trĩ phát triển với kích thước quá lớn gây tắc nghẽn vùng hậu môn. Tình trạng chảy máu khi đại tiện vẫn liên tục diễn ra dẫn đến đau đớn cho người bệnh.
  • Búi trĩ xuất hiện ngày càng nhiều: Biểu hiện này khiến việc đi đại tiện gần như trở thành nổi ác mộng của hầu hết những người mắc bệnh.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: Bệnh trĩ chuyển biến nặng hơn và khiến cho người bệnh không thể vận động mạnh, đi đại tiện hoặc thực hiện những công việc sinh hoạt hàng ngày.

Biến chứng của bệnh trĩ

Biến chứng của bệnh trĩ

Việc điều trị trĩ ở giai đoạn trở nặng sẽ gây khó khăn và tốn kém hơn nhiều do trĩ lâu ngày đã phát sinh biến chứng. Dưới đây là một số biến chứng của trĩ có thể kể đến:

  • Thiếu máu: thường xuyên chảy máu hậu môn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu mãn, suy giảm các chỉ số hồng cầu trong máu. Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể cần truyền máu hoặc nhập viện điều trị. Đặc biệt, xuất huyết do trĩ ở nam giới thường nghiêm trọng hơn nữ. Nguyên nhân là do đường hậu môn ở nữ không sâu, trĩ nội sớm lòi ra ngoài, giúp phát hiện và điều trị sớm. Trong khi đó, đường hậu môn ở nam giới sâu hơn nên khó phát hiện, một khi tiêu ra máu thì búi trĩ đã rất to, mất máu nhiều và khó điều trị.
  • Trĩ sa nghẹt: Bệnh nhân thấy búi trĩ sưng to, căng đỏ, không thể dùng tay đẩy vào do rất đau. Tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng hoại tử búi trĩ.
  • Tắc mạch: Biến chứng này gây đau, và tình trạng nặng sẽ hơn khi có hoại tử.
  • Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Khi búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn quá nhiều, búi trĩ sa nặng là môi trường thích hợp cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh mẽ.
  • Ung thư đại trực tràng: Bệnh trĩ nội độ 4 nếu không được ngăn chặn và điều trị kịp thời bệnh rất dễ bị biến chứng và có nguy cơ gây ung thư trực tràng, hậu môn.

Xem thêm: thuốc hidrasec 10mg là thuốc gì

Cách phòng bệnh trĩ

Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, các bạn hãy làm theo các phương pháp sau:

  • Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,… giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân.
  • Uống nhiều nước.
  • Không rặn mạnh khi đi cầu vì rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu.
  • Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh trĩ nặng mà chúng tôi tổng hợp. Mong rằng qua bài viết các bạn sẽ chủ động phòng bệnh cũng như chủ động thăm khám để phát hiện sớm bệnh trĩ giúp cho quá trình điều trị dễ dàng và khả năng khỏi bệnh cao.

Rate this post
hanhthuy

Share
Published by
hanhthuy

Recent Posts

Hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM 2024 gồm những gì?

Mùa tuyển sinh 2024 đang đến rất gần và hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng…

1 tháng ago

Đại dịch thổ là gì? – Giải mã ý nghĩa theo góc nhìn phong thủy

Theo phong thủy tùy thuộc vào mỗi mệnh niên sẽ có những yếu tố khắc…

9 tháng ago

Điểm danh các trường Cao đẳng có khóa tiếng Hàn TPHCM hiện nay

Bạn đang muốn theo đuổi ước mơ chinh phục tiếng Hàn, băn khoăn về địa…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Bệnh tiểu đường có lẽ không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta.…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Cách điều trị như thế nào?

Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh này…

1 năm ago