Categories: Sách & Truyện

Bệnh trĩ có chữa được không?

Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở nhiều người và trở thành căn bệnh khó nói. Bệnh trĩ không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh. Bệnh trĩ có chữa được không là những câu hỏi được người bệnh trĩ quan tâm hàng đầu.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch, bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến và phình giãn và tạo ra các búi trĩ khi đi vệ sinh hoặc bị táo bón. Khi lớn tuổi các cấu trúc mô liên kết cũng nâng đỡ và ngày càng suy yếu, tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn tới trĩ nội sa. Bệnh trĩ không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều bất tiện và đau đớn cho người mắc phải, nếu không được điều trị kịp thời đúng cách sẽ khó chữa khỏi và bệnh tái đi tái lại.

Bệnh trĩ không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều bất tiện và đau đớn 

Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ ngoại: là búi trĩ xuất phát từ phía dưới đường hậu môn trực tràng. Búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy quanh hậu môn.

Trĩ nội: búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội,

Phân độ bệnh trĩ thường sẽ dựa vào sự tiến triển của búi trĩ nằm trong hay sa ra khỏi hậu môn.

  • Trĩ độ 1: là khi búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: là lúc trĩ nằm gọn trong ống hậu môn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Còn khi bạn đi cầu xong thì búi trĩ tự thụt vào trong.
  • Trĩ độ 3: khi đi cầu, ngồi xổm thì búi trĩ lại sa ra ngoài, bạn phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
  • Trĩ độ 4: búi trĩ nằm ngoài ống hậu môn

Bệnh trĩ có khỏi hẳn được không?

Nhiều chuyên gia đã khẳng định rằng bệnh trĩ hoàn toàn có thể chữa khỏi hẳn được khi đang trong giai đoạn bệnh nhẹ. Bệnh trĩ nặng hay nhẹ tùy mức độ mà các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phương pháp chữa bệnh trĩ phù hợp cho bạn. Bệnh trĩ là bệnh phổ biến nhưng nhiều người e ngại không muốn đi khám chữa vì tự ti nên đã dẫn tới bệnh nặng hơn, gây nhiều khó khăn cho việc điều trị.

Bệnh trĩ có chữa được không?

Muốn chữa khỏi hẳn bệnh trĩ bạn cần lưu ý:

  • Chữa bệnh càng sớm càng tốt khi có triệu chứng gì của bệnh trĩ. Nhất là khi đi ngoài ra máu tươi, người bệnh cần phải đi khám ngay càng sớm càng tốt. Phải chọn những Phòng khám uy tín chuyên khoa giỏi để được điều trị triệt để.
  • Tạo cho mình thói quen sinh hoạt hợp lý uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, chất xơ, không đứng hoặc ngồi quá lâu, để tránh bị táo bón
  • Trong quá trình điều trị, triệu chứng trĩ dễ rất tái phát như đại tiện ra máu, đau, ngứa, rát, sa búi trĩ nên cần được điều trị triệt để. Phải triệt hết các triệu chứng của trĩ thì mới khỏi được bệnh.

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ

  • Người bị bệnh trĩ ăn chế độ ít chất xơ, sẽ tăng tần suất bệnh trĩ
  • Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ
  • Người bị bệnh trĩ thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh
  • Khi rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu sẽ làm cho bạn bị trĩ nặng hơn
  • Đứng lâu, ngồi nhiều làm gia tăng áp lực ổ bụng, cản trở sự hồi lưu máu đến giãn tĩnh mạch hậu môn.
  • Ngồi lâu trên bồn cầu
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
  • U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng u ở tử cung làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.
  • Nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể do tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể bị phồng lên sung huyết.
  • Nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể do giao hợp qua đường hậu môn
  • Nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể do rặn khi đi cầu
  • Mang thai
  • Béo phì
  • Ai có thói quen ngồi lâu trên bồn cầu cũng là một nguyên nhân của bệnh trĩ
  • Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi nên khi càng già đi, cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn nhão dần sẽ dẫn tới sa búi trĩ.

Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ

Triệu chứng của bệnh trĩ

  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy ống hậu môn.
  • Chảy máu không kèm đau chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất của bệnh trĩ
  • Có thể thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hay bồn cầu, khi rặn nhiều sẽ chảy thành giọt hay tia, nặng hơn thì ngồi xổm cũng chảy máu
  • Sưng vùng quanh hậu môn
  • Đau hoặc khó chịu đau ít đến rất đau do nứt hậu môn
  • Một khối nhô lên ở hậu môn, dao động từ không đau tắc hoặc nghẹt rát hoặc đau gần hậu môn
  • Biến chứng của bệnh trĩ của bệnh trĩ thì rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra như thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ.
  • Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng ấn nhẹ vào sẽ cảm giác cộm do có cục máu đông.
  • Tắc mạch: mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông. Tắc mạch trĩ ngoại thì đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng có cảm giác đau và cộm vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh.
  • Viêm da quanh hậu môn

Một số lưu ý trong việc chữa trĩ

  • Điều trị trĩ tốt nhất là điều trị ở những giai đoạn đầu của bệnh vì khi đó việc chữa trị đơn giản, tỷ lệ thoát trĩ cao hơn, có thể ngăn ngừa được biến chứng của bệnh trĩ
  • Búi trĩ không thể tự triệt tiêu mà sẽ ngày một diễn biến trở nặng nên chúng ta cần bắt buộc điều trị
  • Điều trị trĩ cần kiên trì và nghiêm túc thực hiện chỉ định từ bác sĩ. Nên người bệnh cũng cần xác định trước tâm lý và kiến thức về trĩ.
  • Trĩ có thể tái phát khi chúng ta không điều trị dứt điểm, nên mục tiêu lớn hơn là cần tìm ra nguyên nhân để xử lý trĩ. Nếu trĩ do táo bón kéo dài thì cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để ngăn chặn táo bón mới có thể dứt trĩ được từ gốc.
  • Trĩ ngoại gây khó chịu nhất vì vùng búi trĩ sẽ kích thích và bị loét ra, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy khối u nhỏ nhô ra từ quanh hậu môn và có thể bị thu lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát cho người bệnh.
  • Trĩ nội không gây đau kể cả khi chảy máu nhưng chúng ta có thể nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh. Búi trĩ không nhìn thấy và cảm nhận được và chúng ít khi gây khó chịu. Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Và nó sẽ gây kích thích ngứa, đau rát.
Rate this post
Nhâm

Share
Published by
Nhâm

Recent Posts

Hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM 2024 gồm những gì?

Mùa tuyển sinh 2024 đang đến rất gần và hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng…

2 tháng ago

Đại dịch thổ là gì? – Giải mã ý nghĩa theo góc nhìn phong thủy

Theo phong thủy tùy thuộc vào mỗi mệnh niên sẽ có những yếu tố khắc…

10 tháng ago

Điểm danh các trường Cao đẳng có khóa tiếng Hàn TPHCM hiện nay

Bạn đang muốn theo đuổi ước mơ chinh phục tiếng Hàn, băn khoăn về địa…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Bệnh tiểu đường có lẽ không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta.…

1 năm ago

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Cách điều trị như thế nào?

Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh này…

1 năm ago