Sức khỏe

Mắc bệnh tiểu đường ăn cam được không?

Cam là một loại trái cây giàu vitamin C, chất xơ và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe tuy nhiên vì cam vẫn có chứa đường tự nhiên nên nhiều người băn khoăn không biết bệnh tiểu đường ăn cam được không?

Một số lợi ích sức khỏe từ nước cam

Nước cam là một loại thức uống phổ biến và bổ dưỡng với hầu hết mọi gia đình vì nhiều lợi ích và giá thành rẻ. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe từ nước cam:

  • Nước cam là nguồn vitamin C tuyệt vời, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi sự hủy hoại của các gốc tự do.
  • Nước cam có chứa chất xơ và axit citric giúp cải thiện chức năng tiêu hóa.
  • Nước cam cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Vitamin C trong nước cam giúp sản xuất collagen tốt cho da.
  • Nước cam ít calo và chứa nhiều nước, giúp tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân.
  • Nước cam có chứa axit citric, giúp giảm nguy cơ sỏi thận.
  • Nước cam chứa một lượng nhỏ vitamin A và beta-carotene cải thiện sức khỏe mắt.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Nước cam chứa canxi, giúp duy trì xương chắc khỏe và hỗ trợ sức khỏe xương.

Bệnh tiểu đường ăn cam được không?

Bệnh tiểu đường có thể ăn cam vì theo các chuyên gia giải thích cam có chỉ số đường huyết khá thấp, là loại trái cây chứa nhiều vitamin C, chất xơ và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nên người tiểu đường dùng được trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nó cũng chứa đường tự nhiên, có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết nếu không ăn hợp lý.

Tại sao cam lại tốt cho người bệnh tiểu đường?

Xem thêm: Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Lợi ích của cam đối với người bệnh tiểu đường:

Giàu vitamin C

Cam là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sức khỏe da hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tiểu đường. Vitamin C còn hỗ trợ cơ thể trong việc giảm căng thẳng và giúp giảm viêm.

Chất xơ giúp kiểm soát đường huyết

Cam chứa một lượng lớn chất xơ đặc biệt là chất xơ hòa tan kiểm soát mức đường huyết bằng cách làm chậm quá trình hấp thu đường và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Chỉ số đường huyết thấp

Cam có chỉ số đường huyết (GI) thấp thường dao động trong khoảng từ 30 đến 40 (tùy thuộc vào loại và cách thức chế biến) có nghĩa là nó không làm tăng nhanh lượng đường huyết sau khi ăn.

Với chỉ số GI thấp, cam là một lựa chọn tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường khi đang muốn ăn trái cây. Mặc dù cam có chỉ số GI thấp, nhưng khi kiểm soát lượng cam tiêu thụ trong ngày để tránh lượng đường từ cam vượt quá mức cần thiết.

Chất chống oxy hóa

Cam là một trong những loại trái cây giàu chất chống oxy hóa đặc biệt là flavonoid và các chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, một vấn đề phổ biến ở người mắc tiểu đường.

Lượng calo thấp

Cam có lượng calo thấp, giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu đường. Một quả cam trung bình (khoảng 130-150g) chứa khoảng 50-60 calo là một lượng calo khá thấp so với các loại thực phẩm khác rất phù hợp cho những người muốn duy trì cân nặng hoặc giảm cân.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Chất chống oxy hóa trong cam giúp giảm viêm và bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch liên quan đến tiểu đường.

Gợi ý cách ăn cam cho người bệnh tiểu đường

  • Ăn cam tươi cung cấp nhiều vitamin và chất xơ thay vì uống nước cam ép để giữ lại lượng chất xơ có lợi.
  • Kết hợp cam với món ăn như các món salad rau củ, giúp tăng cường dinh dưỡng và làm món ăn thêm phần hấp dẫn.
  • Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cam nhưng không nên vượt quá ngưỡng cho phép cần điều chỉnh khẩu phần sao cho phù hợp với chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nên ăn 1 quả cam mỗi lần và khuyến nghị không ăn cam quá nhiều lần trong ngày giúp tránh tăng đột ngột đường huyết.
  • Ăn cam nguyên vỏ và không thêm đường hoặc chất tạo ngọt sẽ giúp giảm tác động lên đường huyết.
  • Ăn nguyên múi để lấy chất xơ, tránh uống nước cam ép có đường.
  • Không ăn cam khi bụng đói có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng.
  • Nên kết hợp cam với các thực phẩm chứa protein hoặc chất béo lành mạnh.
Sau khi ăn cam, nên theo dõi đường huyết để đánh giá mức độ tăng đường huyết

Xem thêm: Bệnh tiểu đường ăn đậu phộng được không?

Như vậy có thể thấy người bệnh tiểu đường có thể ăn cam nhưng cần ăn một khẩu phần hợp lý để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Cam là một loại trái cây bổ dưỡng và duy trì sức khỏe cho người mắc bệnh tiểu đường nếu như biết cách sử dụng hợp lý.

Trên đây là những chia sẻ của Smilebuilding.com.vn về vấn đề người mắc bệnh tiểu đường ăn cam được không và nên ăn như thế nào cho khoa học, hợp lý. Bên cạnh ăn uống bạn cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục để kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể và sớm đạt được mục tiêu điều trị.

Rate this post
Nhâm

Share
Published by
Nhâm

Recent Posts

Bệnh tiểu đường ăn đu đủ được không?

Đu đủ được biết đến là một loại quả thơm ngon, nhiều người yêu thích…

2 tuần ago

Ăn ổi có tốt cho bệnh tiểu đường không? Nên ăn thế nào cho đúng?

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ chặt…

2 tuần ago

Lá xoài có chữa được bệnh tiểu đường không?

Lá xoài chứa nhiều hợp chất có lợi như flavonoid, tanin và terpenoid thường thường…

2 tuần ago

Bệnh tiểu đường ăn đậu phộng được không?

Đậu phộng (hay lạc) là thực phẩm phổ biến với người Việt Nam được rất…

2 tuần ago

Bệnh tiểu đường ăn xoài được không?

Xoài là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình…

2 tuần ago

Giải đáp bệnh tiểu đường ăn trứng được không?

Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với những trường hợp mắc…

2 tuần ago