Sức khỏe

Ăn ổi có tốt cho bệnh tiểu đường không? Nên ăn thế nào cho đúng?

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ quy tắc ăn uống mỗi ngày. Ăn ổi có tốt cho bệnh tiểu đường không là câu hỏi nhiều người quan tâm vì ổi là loại quả rất phổ biến ở nhiều gia đình. Hãy cùng giải đáp vấn đề này rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của ổi

Ổi là một trong những trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng phong phú mà nó cung cấp. Theo nghiên cứu trong 100 g quả ổi có chứa:

  • Calo: 68g.
  • Tổng lượng carbohydrate: 14g.
  • Đường: 9g.
  • Chất đạm: 2,6g.
  • Chất béo: 1g
  • Chất béo bão hòa: 0,3g
  • Natri: 2mg
  • Kali: 417mg
  • Vitamin C: 228,3mg
  • Chất xơ: 5g.

Ăn ổi có tốt cho bệnh tiểu đường không?

Người bệnh tiểu đường có thể ăn ổi và ổi được coi là một lựa chọn an toàn và bổ dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường nếu ăn với lượng hợp lý. Theo tìm hiểu, việc kết hợp ổi vào chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe.

Lợi ích của ổi đối với người bệnh tiểu đường:

Ổi có chỉ số đường huyết thấp

Ổi có chỉ số đường huyết thấp, nên không gây tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn. Ổi có GI ở mức trung bình thấp (khoảng 12-24 tùy loại) giúp người bệnh tiểu đường duy trì mức đường huyết ổn định sau khi ăn.

Người bị tiểu đường có thể ăn ổi hàng ngày với lượng vừa phải

Xem thêm: Giải đáp bệnh tiểu đường ăn trứng được không?

Giàu chất xơ

Một quả ổi trung bình chứa khoảng 5g chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón – một vấn đề phổ biến ở người tiểu đường. Chất xơ cũng giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu và duy trì mức đường huyết ổn định. Ổi chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa và kiểm soát cân nặng

Ít calo

Ổi là một loại trái cây ít calo và rất giàu chất dinh dưỡng phù hợp với những người cần kiểm soát lượng calo cho những người muốn duy trì cân nặng hoặc giảm cân. Một quả ổi trung bình chỉ chứa khoảng 40-50 calo, chính nhờ hàm lượng calo thấp mà ổi được coi là một lựa chọn tuyệt vời để duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Giàu vitamin C và chất chống oxy hóa

Ổi có hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm nhiễm một vấn đề phổ biến ở người tiểu đường. Chất chống oxy hóa cũng bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa và chống lại các biến chứng liên quan đến tiểu đường. Ổi giàu hợp chất chống oxy hóa như lycopene và beta-carotene giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Ổi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch nhờ vào hàm lượng chất xơ Kali và chất chống oxy hóa có tác dụng tốt đối với sức khỏe tim mạch. Chất xơ cũng hỗ trợ giảm mức cholesterol xấu (LDL) giúp giảm huyết áp và cải thiện tuần hoàn máu góp phần bảo vệ tim mạch. Việc bổ sung ổi vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe tim mạch lâu dài.

Hỗ trợ tiêu hóa

Ổi có hàm lượng chất xơ cao giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Các hợp chất tanin trong ổi có đặc tính làm giảm tình trạng tiêu chảy. Việc bổ sung ổi vào chế độ ăn uống hàng ngày cho người bị tiểu đường có hiệu quả và còn mang lại lợi ích sức khỏe toàn diện.

Giàu khoáng chất

Ổi là một loại trái cây giàu khoáng chất thiết yếu như kali, magie, đồng, phốt pho, canxi, sắt mangan hỗ trợ hệ thần kinh và chức năng cơ bắp cải thiện sức khỏe xương, tim mạch và hệ miễn dịch.

Người bị tiểu đường không nên ăn ổi quá chín vì sẽ dễ bị tăng đường huyết

Xem thêm: Mắc bệnh tiểu đường ăn cam được không?

Lưu ý khi ăn ổi cho người bệnh tiểu đường

  • Ăn nguyên trái thay vì nước ép sẽ giúp giữ lại lượng chất xơ, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tránh uống nước ép ổi vì làm mất chất xơ và tăng khả năng hấp thụ đường nhanh hơn.
  • Không ăn quá nhiều chỉ nên ăn với lượng vừa phải (1-2 quả cỡ trung mỗi ngày) để tránh nạp quá nhiều đường tự nhiên.
  • Không ăn quá nhiều ổi xanh hoặc quá cứng vì có thể gây khó tiêu gây đau dạ dày.
  • Không nên ăn ổi quá chín vì hàm lượng đường tự nhiên có thể cao hơn.
  • Tránh ăn khi đói có thể gây khó chịu dạ dày ở một số người.
  • Vỏ ổi chứa nhiều chất xơ, rất tốt để kiểm soát đường huyết.
  • Hạt ổi có thể khó tiêu hóa và gây táo bón, người tiểu đường có vấn đề về tiêu hóa khi ăn ổi nên loại bỏ hạt.
  • Kết hợp ổi với các thực phẩm giàu protein hoặc chất béo lành mạnh (như sữa chua không đường, hạt hạnh nhân) để giảm tốc độ hấp thụ đường.
  • Theo dõi đường huyết sau khi ăn ổi để xem phản ứng của cơ thể và điều chỉnh lượng ăn phù hợp.

Bài viết trên đây của trang thông tin Smilebuilding đã giải đáp để bạn đọc được biết ăn ổi có tốt cho bệnh tiểu đường không và nếu ăn cần lưu ý những gì cho an toàn. Với những lợi ích của ổi đã nêu có thể thấy ổi không chỉ là thực phẩm ăn ngon miệng mà còn tốt cho sức khỏe của người tiểu đường nếu như biết cách ăn hợp lý. Ổi sẽ hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm cholesterol xấu tăng cường được sức khỏe mạch máu.

Rate this post
Nhâm

Share
Published by
Nhâm

Recent Posts

Bệnh tiểu đường ăn đu đủ được không?

Đu đủ được biết đến là một loại quả thơm ngon, nhiều người yêu thích…

2 tuần ago

Lá xoài có chữa được bệnh tiểu đường không?

Lá xoài chứa nhiều hợp chất có lợi như flavonoid, tanin và terpenoid thường thường…

2 tuần ago

Mắc bệnh tiểu đường ăn cam được không?

Cam là một loại trái cây giàu vitamin C, chất xơ và các dưỡng chất…

2 tuần ago

Bệnh tiểu đường ăn đậu phộng được không?

Đậu phộng (hay lạc) là thực phẩm phổ biến với người Việt Nam được rất…

2 tuần ago

Bệnh tiểu đường ăn xoài được không?

Xoài là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình…

2 tuần ago

Giải đáp bệnh tiểu đường ăn trứng được không?

Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với những trường hợp mắc…

2 tuần ago